Các nhà xã hội học Anh vừa tìm được đáp án cho câu hỏi: Nghề nào mang lại cho người ta nhiều hạnh phúc nhất? Câu trả lời là: những nghề liên quan tới sáng tạo.


Không cần phải làm những nghề thời thượng mới thấy hạnh phúc - Ảnh: sxc.hu
 
Không chỉ thế, khi chọn nghề, vấn đề chính của con người không hoàn toàn là yếu tố tiền bạc, mà còn là quan hệ đồng nghiệp, công ty. 

Cuộc xếp hạng nghề hạnh phúc nhất được Công ty nhân lực Anh City &Guilds thực hiện. Cuộc nghiên cứu đã hỏi hơn 1.000 người làm các nghề khác nhau: họ hạnh phúc tới đâu trong công việc và cảm giác hài lòng của họ phụ thuộc điều gì? 

Cuối cùng, theo City & Guillds, "đa số người làm việc trong những nghề không quá cao cấp cho mình là người hạnh phúc". Đó là những thợ làm tóc, chuyên gia trang điểm, thậm chí đầu bếp. 

Vì sao thế? "Bởi vì đó là công việc sáng tạo, tôi luôn thay đổi, thử nghiệm, kết quả là tôi nhận được một nguồn phấn khích khó tin khi thấy khách hài lòng với thành quả của tôi. Đáng nói là ở đây, quan trọng không phải số lượng mà là chất lượng. Rốt cuộc thì tôi có được danh tiếng và khách hàng thường xuyên, những người tin tôi" - Marina Sukharskaya, nhân viên một hiệu chăm sóc sắc đẹp Matxcơva, trả lời tờ báo điện tử Vzglyad. 

Chris Hamphris, lãnh đạo City& Guilds, nói quan niệm cho rằng nhân viên cổ cồn trắng làm những nghề thời thượng, lương cao là người hạnh phúc là sai lầm. Nghiên cứu cho thấy người hạnh phúc nhất lại là những người làm việc ở những ngành nghề không phải thời thượng trong xã hội. 

Cần chú ý đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là các…quân nhân. Sau họ là đầu bếp và người bán hàng, những người vui vẻ làm việc phục vụ khách hàng. Với giáo viên, hạnh phúc là tiếp xúc với học trò mình. Trong khi đó, những nghề ở bảng đối lập với thang hạnh phúc này là nghề điều dưỡng, thợ xây dựng và nhân viên ngân hàng. 

10 nghề có chỉ số hạnh phúc cao
- Bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ - thợ làm tóc - quân nhân - đầu bếp/ cung cấp lương thực - nhân viên bán lẻ - giáo viên - nhân viên tiếp thị, PR - thư ký, tiếp tân - thợ ống nước - kỹ sư.
Giáo sư Takhir Bazarov, phó chủ tịch Hội Tâm lý Nga, giải thích:

"Những người nuôi bệnh và vú em là những người phải đối mặt với một thế giới khác: người ra đi và người bước vào thế giới. Hai nhóm người đó có những hoài bão, đánh giá và cái nhìn thế giới khác nhau. Nhiều người tưởng nuôi người ốm là nghề cực nhọc thể xác, thật ra nó khó khăn hơn về mặt tinh thần".

Ông phân tích: Trong sự hài lòng nghề nghiệp ở đây có sự xung đột giữa những giá trị: những người trẻ không chịu đựng được đòi hỏi của người lớn tuổi, đau bệnh trong khi những cụ ông, cụ bà luôn có thói quen và giá trị cố hữu của mình. Trong khi đó, thợ xây lẫn nhân viên ngân hàng là những người làm những công việc đơn điệu, căng thẳng và thường xuyên bị stress. 

Một điểm quan trọng nữa là chưa tới phân nửa số người được hỏi nói họ phải làm việc mình không ưa thích vì tiền. Đa số người nói chính không khí thuận lợi, vui vẻ ở công ty làm tăng mức độ thành công của họ. 

Bình luận xu hướng này, giáo sư đại học Lancaster Cary Cooper nói trên Skynews: "Kết quả thăm dò kêu gọi các doanh nghiệp phải tư duy lại các chiến lược khen thưởng và đánh giá của mình, phải cân nhắc nhu cầu của người lao động trên cơ sở cá nhân. Điều này có nghĩa sắp chấm hết kỷ nguyên của các chính sách nhân lực rộng rãi". Theo ông, từ nay các doanh nghiệp cần có cách tiếp cận linh động hơn để tạo ra được một lực lượng lao động hạnh phúc và hiệu 
Theo Tuổi Trẻ

 
Top