Seoul là thủ đô của Hàn Quốc.
Vùng đất này đã được vương triều Paekje chọn làm kinh đô từ sau công nguyên.
Sau 480 năm hưởng vinh hoa phú quý, vương triều đã chuyển kinh đô về phía nam

Seoul
Seoul là thủ
đô của Hàn Quốc. Vùng đất này đã được vương triều Paekje chọn làm kinh đô từ
sau công nguyên. Sau 480 năm hưởng vinh hoa phú quý, vương triều đã chuyển kinh
đô về phía nam. Trải qua một thời kỳ dài lịch sử vào năm 1392 nơi này lại được
Thái tổ Lee Sung Kye là người sáng lập ra vương triều Chosun chọn làm kinh đô.
Seoul với vai trò là thủ đô của Hàn Quốc có bề dày lịch sử lâu đời hơn 600 năm
kể từ ngày được chọn làm kinh đô của vương triều Chosun, là thành phố lớn nhất
của Hàn Quốc với trên 10 triệu dân trên diện tích khoảng 672 km2. Thành phố này
được bao bọc bởI các núi Pukhansan, Suraksan, Kwanaksan… giữa lòng thành phố có
sông Hàn bắt nguồn từ tỉnh Kangwon chảy qua.
Người ta
cho rằng con người đã bắt đầu sinh sống tại Seoul từ thời kỳ đá cũ, đã khai
quật được nhiều di tích tại các điểm như Amsamdong, Yoksamdong, Karakdong…,
ngay cả trong các thời kỳ tiếp theo vùng đất này cũng là trung tâm của lịch sử.
Thời kỳ
tam quốc Kokyryo, Paekje, Shilla đã diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giành
giật vùng đất này. Dưới trời Koryo, vùng đất này với tên gọi Nam kinh là một
trong những thành phố quan trọng. Khi vương triều Chosun được sáng lập nơi đây
trở thành thủ đô cho tới ngày nay.
Hiện nay Seoul là trung tâm của Hàn Quốc về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa….
Với các
sự kiện được tổ chức tại Seoul như Thế vận hội Olympíc năm 1988, World Cup năm
2002, Seoul đã trở thành một thành phố của thế giới.
[Cung điện Kyungpuk]
Cung điện
Kyungpuk là một trong năm cung điện được xây dựng dưới triều Chosun, là Pháp
cung quan trọng nhất. Pháp cung có nghĩa là cung điện không chỉ là không gian
sinh hoạt của hoàng tộc mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính thức có sự
tham gia của các quan lại dưới quyền.
Cung điện
này được xây dựng vào năm 1395 với vai trò là cung điện của một vương triều mới
sau khi người sáng lập triều Chosun là Thái tổ Lee Sung Kye tiêu diệt Koryo đã
dời Kesung vốn là thủ đô của Koryo và chọn Seoul là kinh đô cho nhà nước mới.
Seoul là nền tảng mới cho vương triều Chosun nên người ta đã hết sức thận trọng
trong việc lựa chọn và xây dựng. Nhưng vào năm 1553 cung điện này đã bị cháy
lớn, tiếp đó cung đã bị đốt cháy trong cuộc ngoại loạn Nhâm Dần (1592) và trong
suốt khoảng 250 năm sau cung điện bị bỏ rơi trong đống tro tàn. Vào năm 1865
cha của vua Kojong là Đại hoàng thân Hungsun đã bỏ ra một số tiền rất lớn cho
xây dựng lại cung điện đã bị lãng quên với mục đích trấn hưng lại vương quyền
và kỷ cương đất nước đã bị suy sụp do giặc ngoại xâm.
Năm 1869
cung Kyungpuk được hoàn thành xong, cung điện có quy mô rất lớn, có tới 7.225
gian thuộc các tòa nhà trong cung, bên ngoài cung cũng có tới 489 gian . Cung
điện được xây dựng lại khó khăn như vậy nhưng cũng không được sử dụng trong bao
lâu thì một lần nữa lại chìm vào lịch sử đau buồn vì sức mạnh của đất nước là
quá yếu so với thế lực thù địch của các nước bên ngoài đang mở rộng việc thực
hiện chính sách thực dân. Thêm vào đó năm 1904 Nhật Bản đã vừa tiến hành thuộc
địa hóa Chosun, vừa tiến hành phong tỏa (cầm tù) cung điện Kyungpuk tượng trưng
cho vương triều Chosun. Đặc biệt vào năm 1926 trước Keunchungchun - tòa nhà lớn
nhất trong cung Nhật đã cho xây dựng tòa nhà phủ Tổng đốc thực dân, và ngay năm
sau với việc dỡ bỏ cổng chính Kwanghwamun cung điện đã hoàn toàn mất đi dáng vẻ
vốn có của mình. Cả tới sau ngày đất nước giải phóng, tòa nhà phủ Tổng đốc vẫn
không mất đi mà đứng ở vị trị đó tới tận năm 1992. Gần đây tòa nhà phủ Tổng đốc
tượng trưng cho thời kỳ thuộc địa đã bị dỡ bỏ và cung điện Kyungpuk đã tìm lại
được hình dáng xưa cũ của mình.
Tỉnh Kangwon nằm ở phía đông bắc Hàn Quốc với 82% diện
tích là đồi núi. Dãy Paekdu hình thành trục trung tâm của bán đảo Hàn chia tỉnh
Kangwon thành đường vuông góc, phía đông gọi là khu vực Yeongdong, phía tây là
khu vực Yeongseo. Lấy dãy Paekdu làm trung tâm thì khu vực phía tây có địa hình
thoai thoải, ngược lại phía đông rất dốc và giáp với biển.
Vì vậy cho nên để đi lại từ đông sang tây của tỉnh Kangwon phải vượt qua những dốc rất cao như Daekwanryeong, Misiryeong, Chinburyeong, Hankyeryeng... Phong cảnh ở đây rất tuyệt vời với những đồi và thung lũng, rừng cây rậm rạp trong khoảng giữa núi và biển. Leo lên cao là biển xanh bao la, đi sâu vào thung lũng là cảnh giao hòa giữa rừng cây và khe núi có suối chảy qua, những cảnh vật tuyệt vời đó đã làm cho nơi đây được chọn là nơi an dưỡng bậc nhất trong nước.
Dòng sông bắt đầu từ tỉnh Kangwon chảy về hướng tây vào
Seoul tạo nên sông Hàn, dòng chảy về phía nam là sông Nakdong dòng sữa của cả
khu vực Kyungsangdo. Nơi đẹp nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật mà dãy
Paekdu đã kiến tạo ra ở tỉnh Kangwon là núi Seolrak. Mùa xuân hoa đỗ quyên và
các loại hoa hoang dã nở giữa các các tảng đã kỳ kỳ ảo ảo, mùa hè là những tán
cây xanh rì, mùa thu là cảnh lá đổi màu rực rỡ, mùa đông có tuyết trắng bao
phủ, cảnh trí nơi đây luôn biến đổi đa sắc theo mùa. Ngoài ra nơi đây vẫn còn
lưu giữ được phong cảnh nguyên sơ của nhiều ngọn núi.
Phía đông của tỉnh Kangwon là biển xanh sóng vỗ quanh
năm. Kỳ am quái thạch bên biển và sóng màu xanh lục tươi, những bãi biển cát
xinh đẹp hòa quyện thành nơi khu nghỉ mát không thua kém bất cứ đâu.
Phía bắc là nơi không thể đi lên được cao hơn vì có đường
phân chia giới tuyến tượng trưng cho sự chia cắt hai miền. Đường phân chia giới
tuyến là hiện thực chia cắt đau thương nhưng chương trình du lịch núi Keumkang
và việc nối lại tuyến đường sắt trong không khí hòa giải Nam Bắc đang mở ra ước
vọng mới.
Các di sản văn hóa lịch sử người xưa đã từng sinh sống
trên bối cảnh sông núi trong xanh có ở khắp mọi nơi, tỉnh Kangwon nơi sống của
những con người có tấm lòng hiền hòa. Tỉnh Kangwon là một nơi giống như quê
hương trong tâm hồn mỗi người Hàn quốc.
Tỉnh KyongKy
là trọng tâm văn hoá, chính trị của Đại Hàn Dân Quốc, là khu vực vành đai đang
bao quanh Seoul. Hầu hết dân cư của Đại Hàn Dân Quốc đang tập trung ở Seoul và
tỉnh KyongKy. Ở phía đông những ngọn núi cao hơn mực nước biển 1000 mét nối
liền nhau như một bức tường thành. Phía tây giáp bờ biển thoai thoải và có đồng
bằng rộng lớn. Sông Hàn với lưu lượng nước lớn của Hàn Quốc chảy từ phía đông
sang phía tây, xuyên qua Seoul. Tuyến đường ngừng bắn (HyuJon) nằm ở Phía bắc
và đối diện với Bắc Hàn. Công trình liên kết đường xe lửa tạo thành tuyến đường
danh dự gần nhất với Bắc Hàn là khu vực rất nhạy cảm. Di tích thời kỳ đồ đá cũ
mang tính lịch sử và di tích thời kỳ mới được bảo tồn và là nơi rất tốt mà con
người đã sinh sống từ lâu. Đặc biệt sau khi bách tính thành lập thủ đô ở nơi
này vào thế kỷ 1 trước Công nguyên thì các hình khắc trạm được chú trọng và làm
nổi bật. Kể từ khi thủ đô được đặt tên là “KyongKy”, thủ phủ của vua được đặt
tại đó và có diện tích 200 km. Tỉnh KyongKy là khu vực hành chính công cho đến
tận đời hậu duệ của Vua SeJong ChoSon và cả hiện nay. Vì vậy khu vực KyongKy có
di tích như bức tường thành Bắc Hàn, Nam Hàn để bảo vệ Seoul và ngôi mộ Hoàng
gia thuộc triều đại ChoSon (ngôi mộ SeoSam, ngôi mộ SeoNgo, ngôi mộ DongGu),
đặc biệt SuWon HwaSong đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới, khoa học
kỹ thuật tiên tiến đương thời có ý nghĩa quan trọng trong tư tưởng kiến trúc
Hàn Quốc. Trong khi đó khu vực gần tuyến đường ngừng bắn là nơi có thể cảm nhận
trực tiếp bằng máu thịt nỗi đau bị chia cắt đất nước, nhấn mạnh niềm mơ ước
cháy bỏng hướng tới sự thống nhất đất nước hơn bất kỳ nơi nào khác. Những đô
thị của khu vực KyongKy đang mở rộng tới Seoul một cách nhanh chóng. Khoảng 9
triệu dân cư đang tập trung sống ở các đô thị xung quanh Seoul.
[Núi Seolrak nơi lưu gĩư khung cảnh huyền bí nhất Hàn quốc]
Lâu đài
đã được xây dựng ở HwaSong với mục đích nắm giữ quyền vua đang suy yếu thời kỳ
hậu ChoSon và để tôn kính về Hoàng Thái Tử SaDo là bố của JeongJo đời thứ 22
triều đại ChoSon. JeongYakYong là học giả đứng đầu thời kỳ này đã tham khảo bản
kỹ thuật của Đông Tây phương làm kim chỉ nam cho việc xây dựng SeongHwa (năm
1793) và đã khởi công vào tháng 1 (năm 1794) - JeongJo 18, giao trách nhiệm làm
thủ tướng chính phủ, và đã xây dựng xong vào tháng 9 (năm 1796) - JeongJo 20.
JeongJo đã chuyển mộ của bố ông là Hoàng Thái Tử SaDo về SuWon và chuyển tất cả
nhà riêng cũng như văn phòng chính phủ ở nơi cũ xuống dưới núi Paltal ở
HwaSong, sau đó đã xây lâu đài HwaSong cùng với cung hạnh phúc HwaSong. Sau khi
chuyển tới HwaSong thuộc SuWon và ông đã cố gắng ổn định, lấy lòng dân chúng và
đảm bảo kế sinh nhai của nhân dân. Do di dời toàn bộ nhà riêng và văn phòng
chính phủ ở nơi cũ xuống dưới núi Paltal SuWon nên SuWon của ngày nay đã được
hình thành.
Ngày
4/12/1997 HwaSong đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới cùng với Cung
ChangDok do hội đồng di sản thế giới UNESCO được tổ chức ở NaPalNi của Ý. Do
HwaSong có kiến trúc quân sự của thời kỳ đầu cận đại với khoa học của Đông Tây
phương nên được đánh giá là vật kiến trúc phát triển và nối tiếp với Chùa
BulKuk, luật lệ và giáo điều chùa HaeIn (PanJong), lăng tẩm(JeRye) đã trở thành
4 di sản văn hoá Thế giới. Ngoài “di sản văn hoá Thế giới”, tỉnh SuWon còn được
công nhận là nơi có nhiều di sản với kiến trúc rất hiếm, đẹp nhất của thành
quách Hàn Quốc. Hơn nữa nó không chỉ là di tích vĩ đại của triều đại JeongJo mà
còn được biết đến bởi các đô thị mới đã được lập kế hoạch đầu tiên trên Thế giới.
Ch’ungch’eongbul
nơi duy nhất không có biển tại Hàn Quốc từ lâu phong cảnh nơi đây đã được gọi
là mảnh đất của trăng thanh gió mát tươi đẹp. Đây là nơi ở vị trí trung tâm của
quốc gia nên vào thời 3 vương quốc đã hình thành nền văn hóa độc đáo của riêng
tỉnh Ch’ungch’eongbul gọi là ‘văn hóa Chungwon’ dung hợp các yếu tố văn hóa của
cả Kokuryeo, Paekje, Shilla. Đặc biệt như có thể nhìn thấy ở trên bia Chungwon
Kokuryeo và bia Cheokseong Danyang ở Ch’ungju thượng lưu của sông Namhan. Nơi
đây đã là vùng chiến trường ác liệt để giành quyền thống trị của 3 vương quốc.
Dưới thời
Chosun, nơi đây tương ứng với khu vực trọng yếu về giao thông nối từ
Kyungsangdo tới Seoul. Những cống vật từ Kyungsangdo được đưa bằng đường thủy
lên Seoul, các sĩ tử cũng qua con đường này để lên kinh đô.
Khu vực Ch’eongju có ngôi chùa Heungdeok đã in bản ‘Chikjisimkyung’ là bản in chữ kim loại đầu tiên trên thế giới, khu vực Danyang và Chech’eon có nhiều địa điểm có cảnh trí đẹp được tạo nên bởi sự giao hòa tuyệt diệu giữa sông và núi. Ngoài ra đây là một địa điểm an dưỡng du lịch với công viên quốc gia Wolaksan, công viên quốc gia Sokrisan có rất nhiều người tìm đến. Những hang động có vết tích của người thời kỳ đá cũ như hang Cheommal của Chech’eon, hang Durubong của Ch’eongju… đã nói lên lịch sử của vùng đất này.
[Công
viên quốc gia Sokrisan và chùa Beopjusa]
Sokrisan là một ngọn núi lớn chạy từ huyện Boeul và Kuesan của tỉnh Ch’ungch’eongbuk cho tới Sangju của tỉnh Kyungsangbuk. Chùa Beopju, Hwayangkukok, Cheongipumsong… cũng rất nổi tiếng. Núi có 9 đỉnh trải dài hùng vĩ với trung tâm là đỉnh cao nhất Ch’eonwangbong (1058m)và các đỉnh khác như Birobong, Munjangdae, Kwaneumbong, Ipseokdae…nên cũng còn được gọi là núi Kubong (chín đỉnh).
Beopjusa
có nghĩa là ‘ngôi chùa Phật pháp lưu lại’. Rừng cây dẫn vào chùa dài gần 2km
với sự đan xen của các loại cây linh sam, sồi, thông tạo nên hàng cây tuyệt
đẹp. Nơi đây giống như một cái kho chứa đầy các tài sản văn hóa quan trọng. Có
thể bắt gặp những di sản văn hóa ở khắp mọi nơi như tượng Di Lặc Đại Phật bằng
đồng thiếc qui mô lớn nhất Đông phương, Pansangjeon tháp gỗ duy nhất trong cả
nước, Daeeungbojeon 2 tầng, nồi sắt mà 3 nghìn nhà sư đã nấu cơm ăn, đèn đá
Ssangsaja
Tỉnh
Ch’ungcheongnam nơi có con sông Kumkang chảy ngang qua đất liền hình thành
những cánh đồng màu mỡ, có những ngọn núi không cao nhưng rất đep là địa điểm
sống lý tưởng. Con người Ch’ungcheongnam “trung thực và giàu tình cảm”. Tất cả
đã hình thành môi trường tự nhiên xung quanh và điều kiện văn hóa lâu đời của
nơi đây.
Truyền
thống văn hóa của khu vực này bắt đầu từ thời tam quốc nơi đây là kinh đô của
Paekje và trở thành trung tâm của lịch sử. Năm 475 vua Munju của Paekje đã dời
đô về Kongju cho tới năm 660 Paekje bị diệt vong trong vòng 200 năm
Chungcheongnam đã là trung tâm của văn hóa Paekje. Paekje tiếp nhận văn hóa
Seonjun của Trung quốc qua đường biển, phát triển nó, và bằng sự truyền bá nó
sang Nhật bản.đã đóng góp rất lớn vào việc hình thành văn hóa cổ đại của Nhật
bản.
Ngoài ra
nơi đây cũng còn là quê hương của văn hóa trí thức thời kỳ Chosun. Chính nơi
đây đã sinh ra và nuôi dưỡng những học giả lớn như những ngôi sao sáng chói bắt
đầu từ Kim Jang Saeng, Kim Jip, tới Song Shi Yeol, Song Jun Kil … những người
kế thừa trường phái học thuật của Yun Kok Yi Yi một nhà Nho thời Chosun. Vì vậy
đến bây giờ giới quý tộc ở Ch’ungch’eong vẫn là số 1 tại Hàn quốc.Với truyền
thống lịch sử như vậy dưới thời chiếm đóng của Nhật bản nơi đây đã có nhiều
chiến sĩ đấu tranh vì độc lập như Kim Joa Jin, Yun Bong Kil, Han Yong Yun, Yu
Kwan Sun ..v..v..
Những
điểm du lịch tiêu biểu của Ch’ungcheongnam gồm có Kongju và Puyeo cố đô của
Paekje, công viên quốc gia bờ biển Taean nơi có bãi biển đẹp, công viên quốc
gia núi Kyeryong ..v..v…
[Kongju /
Puyeo Cố đô của Paekje]
Nơi dòng
sông Kumkang uốn lượn và đồng bằng rộng lớn trải rộng. Kongju và Puyeo lần lượt
là kinh đô của Paekje vì vậy chúng là nơi lưu giữ lịch sử Paekje sâu đậm hơn ở
bất cứ nơi nào khác.
Kongju là
kinh đô của Paekje dù chỉ trong 64 năm nhưng ở đây cũng có một di tích của
Paekje đó là lăng mộ vua Munyeong đã được phát hiện sau 1300 năm. Sự khai quật
lăng mộ vua Munyeong là 1 trong 3 cuộc khai quật lớn nhất phương Đông, các hiện
vật như bia đá, quan tài vàng của chủ nhân lăng mộ … chất đầy viện bảo tàng quốc
lập Kongju, cho thấy văn hóa rực rỡ của thời kỳ đó. Thành Kongsan bên bờ sông
Kumkang là nơi từng có hoàng cung và từ đây đi xuống phía nam sẽ gặp Puyeo kinh
đô cuối cùng của Paekje.
Puyeo là
kinh đô cuối cùng của Paekje trong vòng 123 năm. Bảo tàng quốc lập Puyeo nơi
trưng bày một cách có hệ thống các di vật của Paekje và tòa tháp đá 5 tầng sừng
sững trong sân chùa Cheongrim ngôi chùa từ thời Paekje. Kungnamji ao sen được
vua Muwang của Paekje xây dựng vẫn mang những nét xưa cổ kính. Dưới chân núi
Buso nơi từng có cung điện của Paekje có ngôi đền Samch’ung thờ 3 vị trung
thần. Đây là ngôi đền thờ Kye Paek, Seong Ch’ung, Hong Su những người đã hiến
dâng mạng sống để cứu Paekje đang trên đà bị diệt vong. Từ đây theo núi đi lên
một chút nữa có am Nakhwa nơi đã có nhiều người Paekje chạy vào lánh nạn ngoại
xâm, dưới chân vách núi là chùa Koran nổi tiếng với nguồn nước có vị rất ngon.
Cheollabuk có cánh đồng lúa rộng lớn nhất Hàn Quốc. Đồng
bằng Honam thuộc lưu vực sông Dongjin và sông Mankyung đã từ lâu nổi tiếng là
khu vực vựa thóc giàu có tới mức có câu nói rằng nó có thể cứu được mất mùa cho
cả nước.
Phía bắc tỉnh Cheollabuk giáp tỉnh Ch’ungch’eong, phía
đông giáp tỉnh Kyungsang, phía nam là tỉnh Cheollanam, phía tây giáp biển. Đặc
biệt Mujukun, Chinankun, Changsukun ở phía đông là khu vực cao nguyên với các
núi cao tới mức được gọi là nóc nhà của tỉnh Cheollabuk có môi trường tự nhiên
trong sạch được bảo tồn rất tốt.
Phía tây bao bọc bởi đường bờ biển với những bãi cát mênh
mông và quang cảnh bờ biển thật đẹp, nơi đang lưu giữ nguồn tài nguyên cá phong
phú. Đặc biệt cảnh quan bờ biển bán đảo Pyeonsan đã được công nhận là công viên
quốc gia.
Tỉnh Cheollabuk còn được gọi là quê hương của nghệ thuật.
Là quê hương của Pansori một loại hình âm nhạc cổ truyền của Hàn Quốc đến ngày
nay thông qua ‘lễ hội nghệ thuật Cheolla’, ‘trò chơi truyền thống
Cheoljudaesaseup’.
[Cheonju thành phố của lịch sử và nghệ thuật]
Cheonju với vai trò là trung tâm về hành chính, quân sự,
giao thông, công nghiệp, văn hóa của tỉnh Cheollabuk nằm ở khu vực phía tây nam
của bán đảo Hàn đã tồn tại 1000 năm. Vào thời kỳ Paekje, nơi đây được gọi là
Woansanju, từ năm thứ 16 đời vua Kyungdeok Shilla (757) được gọi là Cheonju.
Vào thời Chosun đặt cơ quan kiểm soát tại CheonLa để quản lý tổng thể đến tận
đảo CheoJu.
Ngày nay ở khu vực Chungyangdong, Pungnamdong, Cheondong
hình thành nên trung tâm thành phố Cheonju còn lại rất nhiều các di sản văn hóa
mang bề dày lịch sử...... các di tích như cửa Pungnam vốn là cửa của thành
Cheonju, Cheonjukaekssa nơi được sử dụng làm nơi ở cho các quan được phái của
từ trung ương xuống, Kyungkeejeon nơi có hình chân dung của vua Thái tổ người
sáng lập ra triều Chosun, Cheonjusago nơi bảo quản Chosun vương triều thực lục,
Hyangkyong vốn là cơ quan đạo tạo quốc lập còn lại khá nguyên vẹn. Ngoài ra
làng nhà Hàn Quốc truyền thống nơi đang bảo tồn rất tốt nhiều ngôi nhà cổ và
gần đó có Thư pháp quán của Kangam Songseongyong tiên sinh một đại gia về thư
pháp.
Thánh đường Cheondong hoàn thành vào năm 1914 được xây ở
nơi các tín đồ Thiên chúa giáo đã bị hành hình, dưới sự thiết kế và chỉ đạo của
cha sứ người Pháp có sử dụng 100 thờ nề của Trung Quốc, thánh đường mang đậm
phong cách kiến trúc Rôma và Lamã đẹp và tráng lệ.
Cheonju được gọi là quê hương của nghệ thuật. Với vai trò
là trung tâm của Pansori Hàn Quốc thuộc loại hình ‘văn hóa tiếng’, đây cũng là
nét tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của khu vực này. Đặc biệt Cheonju là nơi
có tầng lớp thưởng thức văn hóa ái mộ Pansori đông đảo nhất. Tiếp nối truyền
thống này từ sau năm 1980 với trung tâm là khu vực này sự khơi dậy và phục hưng
nghệ thuật dân tộc được tiến hành và đạt được sự phát triển mạnh mẽ của âm nhạc
truyền thống. Lễ hội Daesasup ở Cheonju được mở hàng năm là nơi thi thố tài
năng của những người làm nghệ thuật văn hóa truyền thống trên toàn quốc.
Cheonju còn được biết đến là quê hương của những vị ngon,
tiêu biểu là các món ăn Bibimbap Cheonju, Gongnamulkukbap, Dolsotbap,
Hanjeongsik…
Jeonlanam-do
là nơi có văn hoá ẩm thực tinh tế, người dân thuần phác và có nền văn hoá dân
tộc đa dạng. Vì nằm trong vùng đồng bằng trù phú nên văn hoá ẩm thực của vùng
này rất phát triển đồng thời do ít phải chịu tác động bởi sự mở cửa của xã hội
hiện đại nên tính thuần phác của người dân nơi đây vẫn được gìn giữ và phát huy
tốt.
Jeonlanam-do
có vị trí phía tây và phía nam là biển, phía đông có dãy núi Chirisan án ngữ và
phía Bắc tiếp giáp với Jeonlabok-do.
Đặc biệt,
có thể nói đây là vùng đất thần bí với rất nhiều đảo nhỏ nằm trong vùng biển
phía tây nam và được nối với nhau bằng những đường bờ biển dài.
Sông
Yeongsan và sông Seomjin chảy ra biển và từ sâu trong lục địa chúng đã tạo nên
một vùng đất nông nghiệp phì nhiêu là điều kiện môi trường rất tốt cho sự sinh sống
của người dân.
Chỉ riêng
ở vùng Jeonlanam-do đã có tới 20.000 ngôi mộ Kointol được xếp hạng là các di
sản văn hoá thế giới. Điều này cho thấy suộc sống của con người ở đây được hình
thành là khá lâu. Bên cạnh đó có rất nhiều ngôi mộ cổ đã được phát hiện bắt đầu
từ các quan mộ bằng đồng và vàng ở vùng lưu vực sông Yeongsan. Dưới thời
Shilla, với phạm vi hoạt động của Jangbogo, nơi này đã được chọn là căn cứ xây
dựng con đường buôn bán nối liền ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản tạo
nên một vương quốc trên biển. Vào thời Koryo, ở đây có những nền văn hoá rực rỡ
nở rộ dưới nhiều hình thức khác nhau và cho đến ngày nay nơi đây vẫn là vùng
đất trung tâm của đồ gốm xanh Koryo với sự kết hợp của vẻ đẹp thần bí và có rất
nhiều ngôi chùa với lịch sử lâu dài như: chùa Songgwang, chùa Hwaeom, chùa
Daedun.
Phía Bắc Kyong-sang-buk-do ̀ giáp với tỉnh
Kang-won-đô, về phía Tây giáp với tỉnh Chung-cheong-buk-đô và
Jeon-la-buk-đô, về phía Nam giáp với tỉnh Kyong-sang-nam-đô và phía Đông
giáp với biển. Sông Nak-đông bắt nguồn từ tỉnh Kang-won-đô chảy từ
phía Bắc sang phía Nam ra biển Nam và có rất đông người cư trú tại
khu vực đồng bằng con sông này.
Là một nơi như thung lũng được bao bọc bằng địa
hình nhấp nhô, nơi đây đã hình thành nên một nền văn hoá đặc thù của
riêng mình. Đó là đăc̣ tính khó tiếp nhận văn hoá phía ngoài, nhưng
một khi đã tiếp thu được một nền văn hoá nào đó thì lại hấp thô
một cách đầy đủ và gìn giữ lâu bền.
Kyong-sang-buk-đô có thành phố Kyong-ju, là cố đô
1000 năm thời Shilla và nổi tiếng với danh lam thắng cảnh đẹp nhất
phản ánh văn hoá Hàn Quốc cho thế giới. Di sản văn hoá Shilla được
đánh giá cao về mặt giá trị nghệ thuật, tính độc đáo, tính đa dạng
của (bản thân) nó.
Mặt khác, Kyong-sang-buk-đô còn nổi tiếng về lịch sử nho học lâu đời và những nét văn hoá truyền thống sâu đậm của Hàn Quốc. Ở đây có So-su-seo-won, là trường học dân lập đầu tiên và công trình của nhà nho Yi Hwang (hiệu là Toe Gye), là một ngọn núi cao của nho học Hàn Quốc, vẫn còn phát triển mạnh mẽ.
Đến nay khu vực miền bắc của Kyong-sang-buk-đô,
trong đó có thành phố An-đông, được coi là địa bàn giữ vững văn hoá
truyền thống sâu sắc nhất của tinh thần nhà trí thức ‘Seon-bi’ thời
Cho-seon (Triều Tiên). Tại tỉnh này còn có thành phố Pô-hang, là trụ
së cña hãng sản xuất sắt POSCO. Đây là Tập đoàn nổi tiếng trên thế
giới và đã đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước Hàn Quốc.
[Cố đô Kyong-ju của nghìn năm Shilla]
Kyong-ju là cố đô trong nghìn năm lịch sử vương
quốc Shilla. Với những nhịp sống của một nghìn năm Shilla, cố đô
Kyong-ju hiện là một khu du lịch tham quan tiêu biểu của Hàn Quốc.
Chùa Pul-kuk-sa và hang đá Seok-gul-am cũng như toàn bộ khu thành phố
Kyong-ju được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Những lăng
mộ cổ vươn cao giữa trung tâm thành phố, ?ài thiên văn Chem-seong-dae
sừng sững trước mặt. Bên cạnh đó, khu hoàng thành cổ Im-hae-jeon-ji
(An-ap-ji) cho thấy vẻ đẹp thanh lịch và lãng mạn của người Shilla xưa
cũng nằm ngay giữ thành phố này. Những di tích văn hoá với lịch sử
và vô vàn truyền thuyết rải rác khắp nơi trong thành phố. Tham quan
thành phố Kyong-ju, cũng là một cơ hội để đi du lịch quay trở lại
thời gian quá khứ một nghìn năm trước đây.
Phía đông và phía nam của Kyeongsangnam-do là biển, phía
bắc giáp Kyeongsangbok-do và phía tây có núi Chiri án ngữ. Sông Nakdong chảy
theo hướng đông nam tạo nên một vùng đồng bằng màu mỡ nên từ rất lâu đây đã là
trung tâm mà con người tập trung sinh sống.
Nguồn gốc văn hoá của vùng đất này bắt nguồn từ văn hóa
Gaya. Gaya là đất nước rất phong phú về sắt nên là một trong những quốc gia cổ
đại cùng với Koguryo, Paekche, Shilla có lịch sử hình thành gần 500 năm. Tuy
nhiên Gaya đã không thể phát triển thành một quốc gia hùng mạnh mà đã bị diệt
vong dưới sự xâm chiếm của Paekche và Shilla.
Về mặt địa lý, Kyeongsangnam-do gần với Nhật Bản nên luôn phải đối mặt với sự xâm nhập của giặc Oa (Nhật). Trong thời kỳ loạn người Oa năm Nhâm Thìn, đây cũng là nơi chịu những thiệt hại lớn đầu tiên từ phía giặc Nhật.
Jinju nằm ở phía tây nam cùng với Andong của vùng Kyeongsangbok-do là hai vùng tiêu biểu cho truyền thống văn hoá nho giáo vùng Kyeongsang-do. Nammyeong Josik là nhà nho kiệt xuất đã chọn nơi này là vùng đất trung tâm cho hoạt động của mình. Tư tưởng “Nghĩa” của ông đã được kế thừa trong tinh thần nghĩa binh đứng lên cứu nước khi loạn người Nhật năm Nhâm Thìn xảy ra.
Bên cạnh đó, Kyeongsangnam-do là nơi sơn thuỷ hữu tình nên ở đâu cũng có rất nhiều danh thắng lịch sử. Trong đó, với tư cách là nơi tham quan du lịch, nơi đây có công viên quốc gia trên biển Hanryeo, công viên quốc gia núi Chiri, công viên quốc gia núi Gaya...., cùng với các chùa có lịch sử lâu đời như chùa Haein - nơi lưu giữ bản khắc “Bát vạn đại tàng kinh”, chùa Phật bảo Tongdo của Yangsan.
Bên cạnh đó, nơi đây còn có những di tích lịch sử như thành Jinju là một trong ba nơi đã diễn ra những cuộc đại thắng của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh chống sự xâm lược của người Oa năm Nhâm Thìn, đảo Hansan là trung tâm của chiến tuyến trên biển.
Đảo Cheju
là điểm du lịch số một của Hàn Quốc. Đảo núi lửa Cheju là nơi lưu giữ hoàn cảnh
tự nhiện tuyệt đẹp giống như biểu hiện ‘Hòn đảo đẹp nhất trên trái đất’ và văn
hóa lịch sử đa dạng và phong phú.
Thần
thoại Samseonghyeol nói về 3 vị thần nhân trồi từ đất lên là thần thoại về sự
hình thành của Cheju. Nhiều hiện vật văn hóa thời kỳ đá mới đã được tìm thấy ở
nhiều nơi trên đảo Cheju điều đó cho thấy rằng từ cách đây rất lâu đã có con
người sinh sống ở nơi này. Sau đó hình thành quốc gia độc lập với tên gọi là
Tamrakuk. Thời kỳ Koryo đã đổi tên Tamra thành Cheju và đặt dưới sự thống trị
của chính quyền trung ương. Đất nước nguy ngập trước sự xâm lược của quân Nguyên
Mông. Đây đã trở thành căn cứ kháng chiến cuối cùng của Koryo, chuyển từ sự
thống trị của Mông Cổ sang sự thống trị trực tiếp của nhà Nguyên và việc chăn
thả súc vật được bắt đầu, trong ngôn ngữ và phong tục xuất hiện nhiều yếu tố
Mông Cổ.
Vào thời
Chosun Chejju nổi tiếng là nơi có những sản vật có quý giá như quýt, ngựa…nhiều
yếu tố văn hóa của đất liền được du nhập vào đảo do những viên quan lại được bổ
nhiệm hay rất nhiều người bị đày ra đảo Cheju.
Cheju là
một hòn đảo được tạo ra bởi núi lửa có môi trường tự nhiên đẹp và địa chất đặc
dị, là nơi có tài nguyên du lịch phong phú với thời tiết ấm áp, tầng thực vật
phương nam, văn hóa và phong tục độc đáo … giao thông với đất liền bằng đường
biển và đường sông rất tiện lợi nên đã trở thành điểm sáng về du lịch không chỉ
của Hàn Quốc mà còn của cả thế giới.
[Núi
Halla và Orum]
Núi Halla
là toàn bộ diện mạo của Cheju. Trung tâm là Núi Halla nổi cao ở chính giữa đảo
hình thành nên những đường dốc thoai thoải trên toàn bộ đảo. Không chỉ có thế
núi Halla còn là gương mặt của đảo Cheju. Cái nhìn đầu tiên của người dân Cheju
trước khi bắt đầu làm việc mỗi ngày chính là núi. Núi Halla (1950m) có miệng
núi lửa cũ ở trên đỉnh (Paekrokdam), ở mỗi tầng cao lại cho thấy tầng thực vật
và khí hậu phong phú.
Đảo Cheju
là ‘vương quốc của orum’. Số Orum (núi lửa ký sinh) có tới 368 cái và cũng là
nơi có số lượng núi lửa ký sinh nhiều nhất trên thế giới. Nếu đi du lịch Cheju
có thể nhìn thấy những ngọn núi nhỏ nhấp nhô tròn ở nhiều nơi trên cánh đồng
hay chân núi Halla thì đó chính là orum. Cuộc sống của người dân Cheju gắn với
orum, chết thì chôn ở orum. Vì vậy mới có câu rằng ‘nếu biết orum là biết
Cheju’ . Mỗi một orum lại tồn tại với những hình dáng khác nhau, có miệng núi
lửa nên đôi lúc lại làm người ta hình dung lại nơi đây đã từng là núi lửa bốc
khói.
Ở Cheju nước rất phong phú. Nước này không chảy ở trên bề mặt đất mà tập trung ở các miệng núi lửa của orum, hay chảy ra từ bờ biển. Vì vậy các thác nước như thác Ch’eonjiyeon, thác Cheongbang, thác Ch’eonjeyeon… chủ yếu nằm ở bờ biển..
[Samseonghyeol]
Samseonghyeol là vùng đất phát tích của nước Tamra chủ nhân của đảo Cheju xưa. Thần thoại của Cheju kể rằng từ 3 lỗ ở nơi này trồi lên 3 vị thần nhân là Go, Yang, Bu và họ chính là tổ tiên của người Cheju. Truyền thuyết kể lại rằng lúc đầu những người này sống cuộc sống săn bắt, mặc áo da và ăn thịt sống cho tới sau khi họ lấy 3 công chúa ở đất liền thì bắt đầu cuộc sống trồng trọt.
Lối vào
Samseonghyeol có 70 loại cây quý mọc kín rậm rạp như che cả bầu trời, làm ta
cảm thấy rất rõ vẻ huyền bí giống như là ‘khu rừng của các vị thần.
Kwandeokjeong
thuộc khu vực phụ cận Samseonghyeol là trung tâm của thành phố Cheju. Vốn là
quan đường của Cheju ngày trước nơi các viên quan lại cai trị Cheju bàn bạc
những việc quan trọng với dân chúng là nơi qua nó có thể biết được lịch sử của
Cheju. Hình ông già bằng đá (dolharubang) đứng ở bốn góc của Kwandeokjeong là
di vật truyền tải văn hóa độc đáo và đặc biệt riêng có của Cheju.
[Seongsan
ilch’ulbong và đảo Udo]
Ở tận
cùng của phía đông đảo là Seongsan ilch’ulbong nơi nổi tiếng với cảnh mặt trời
mọc. Chiều cao chỉ có 182m nhưng nó trông giống như hàng rào pháo đài lớn nhô
cao trên biển. Theo các bậc thang đi lên sẽ là miệng núi lửa rộng tới hơn 8 vạn
Pyeong(một Pyeong bằng khoản 3.3㎡) có 99 đỉnh bao quanh miệng núi lửa trông giống như hình vương
miện của nhà vua. Cứ vào mỗi buổi sáng lại có rất nhiều người trèo lên đây để
ngắm cảnh mặt trời mọc.
Nếu đi
thuyền từ Seongsanpo đến Udo mất 20 phút. Udo là tên gọi được đặt ra vì người
ta nói rằng hình dáng của đảo trông giống con bò(Udo có nghĩa là Ngưu đảo). Đây
là hòn đảo đẹp nhất ở Cheju xinh đẹp, là hòn đảo trong đảo được tạo nên bởi
những bức tường đá như mê lộ bao quanh theo những cảnh quan tuyệt đẹp của bờ
biển, thảo nguyên xanh, đường ruộng và tiếng thở của hải nữ.
