Ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng của đời sống con người. Bạn đã biết gì về lối sống của người Hàn Quốc.  
1. Hàn phục (hanbok)
Hàn phục mang nghĩa là ‘y phục truyền thống của Hàn Quốc’ được làm để phù hợp với lối sống sinh hoạt của người Hàn Quốc nhưng có thể coi đó là một biểu trưng cho
văn hoá Hàn Quốc. Hàn phục được tạo nên bởi các đường sọc thẳng được tạo hình rất đẹp đẽ, không những thế còn che lấp được những khuyết điểm của thể hình.

Nét đẹp của Hàn phục còn ở vẻ nhẹ nhàng bay lướt của những đường lượn nhẹ nhàng của chiếc áo jogori và baerae cho đến tận chiếc tất chuyên dùng khi mặc hanbok gọi là beoseon.
Hơn nữa cổ áo màu trắng của chiếc áo jogori đã khiến toàn thể chiếc áo đứng thẳng, và khiến chiếc áo Hanbok thêm phần tao nhã. Đặc biệt là dáng vẻ của những thiếu nữ Hàn khi mặc chiếc áo váy bằng vải gai trắng thể hiện một sự tuyệt mỹ của vẻ đẹp cổ truyền thuần khiết. Nếu muốn mặc Hanbok đẹp thì cần phải mặc áo lót trong hợp lý thì mới có thể làm nổi vẻ đẹp của áo. Vốn dĩ màu cơ bản của Hanbok là màu trắng, nhưng tuỳ từng mùa hoặc nghi lễ mà có các cách mặc và chất liệu cũng như màu sắc của trang phục khác nhau.
Chuyển sang xã hội hiện đại, bên cạnh những điểm mạnh của Hanbok, rất nhiều bộ Hanbok hiện đại tiện dụng trong sinh hoạt đã được phổ cập.

::
Hanbok của nữ - Hanbok của nữ về cơ bản là mặc váy và áo jogôri, đi bít tất, nếu vào mùa xuân.thu thì có mặc thêm magôja, mùa đông mặc thêm áo choàng hoặc áo vest để chống rét. Y phục bên trong gồm quần lót trong, váy lót, sokjoksam, áo lót trong. Váy lót bên trong mặc hơi ngắn hơn váy ngoài một chút, áo trong cũng làm bắng vải mỏng và màu nhạt được làm ngắn hơn áo ngoài một chút.

::
Lễ phục của nữ - có jok-I (áo gilê), wonsam, hwal ot (kiểu áo hanbok bậc hoàng hậu công nương mặc ngày xưa), dang-I (áo khoác ngoài jogori) . Khi hôn lễ truyền thống thì cô dâu mặc áo ba sọc vàng, váy hồng dahongjima, dang-i màu xanh lá cây, trên đó lại mặc wonsam hoặc hwal-oss, đầu thì cài trâm, sau khi vấn bằng ruybăng thì đội khăn miện jokduri hay hoa cài đầu hwakwan. y phục tang lễ là y phục màu trắng. Y phục bên trong gồm vải lót chân, soksokoss, quần, dansokoss, mujigi(loại váy lót bồng mà giới quí tộc hay dùng), váy lót daesium(loại hoàng tộc vẫn mặc). Bây giờ người ta mặc quấn lót dùng cho hanbok, rồi mặc váy lót trong, khi mặc váy khổ rộng cũng mặc cả váy lót bồng penticoth làm theo kiểu phương tây.

Đồ trang sức đi kèm hanbôk có trang sức đính vào ve áo( ot goreum), trên đầu búi cao có trâm và một số trang sức dùng khi vấn đầu dwikkoji và các loại túi đựng.

Chủng loại giầy dép có những đôi hài được thêu hoa trên nền lụa, giầy làm bằng da, khi trời mưa thì có guốc gỗ, và cả giầy dép làm bằng rơm.

Hanbok của nam giới về cơ bản là mặc áo và quần, áo nhỏ jogori khoác ngoài, sau đó mặc thêm áo gilê và magoja. Khi đi ra ngoài hoặc khi cần giữ lễ nghi thì mặc thêm turumaki, trang phục trong có sokko-i và sok joksam. Mùa hè thì mặc áo thun mỏng làm bằng lụa mát mẻ, mùa xuân,
thu, đông đại bộ phận là mặc áo hai lớp.
Lễ phục được coi là quần áo mặc khi phải giữ lễ nghi gồm có trang phục hôn lễ và tang lễ.Trang phục hôn lễ mặc trong các đám cưới truyền thống, sau khi mặc quần, jogori và jokki,magoja thì mặc thêm áo choàng ngoài và áo danlyeong(loại áo quan ngày xưa), rồi đội mũ samogwande (loại mũ quan) đi guốc gỗ. Tang phục mặc khi có tang lễ là quần, áo jogori, áo choàng kiểu vua chúa jungdan đầu thì đội mũ gulgeon.
Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ đất nước những năm 1960 và 1970 người ta coi hanbok không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái, nên không thông dụng như trước. Tuy nhiên gần đây, những người yêu thích hanbok đã vận động mặc lại trang phục này và đã tạo ra những kiểu cách mới để thuận tiện hơn khi mặc.

2.
Ẩm thực Hàn Quốc
Món ăn thông thường của Hàn Quốc thường lấy cơm làm trung tâm cùng với nhiều món ăn khác nhau. Hàn Quốc không chỉ có các nguyên liệu các món ăn đa dạng mà cách nấu ăn cũng vượt trội với nhiều loại món ăn tuỳ theo từng vùng và mùa. Đặc biệt chủng loại các món ăn lên men như kimchi, tương được coi là những món ăn truyền thống lâu đời nhất của Hàn Quốc và là niềm tự hào của Hàn Quốc với thế giới.

::
Món ăn hàng ngày
Món ăn chính ở Hàn Quốc là cơm, gạo được vo sạch qua nước rồi đổ một lượng nước vừa phải đun to lửa, sau đó hạ bớt lửa đun từ từ cho đến khi chín. Thức ăn gồm

có canh gồm nhiều nước dùng và nguyên liệu thịt rau củ quả, ngoài ra còn có các món làm từ thịt và rau như pyen uyk (thịt lát), namu, saengjae( rau sống trộn) , dưa chuột muối jang aji, jossgal(mắm tôm tép), đồ khô, món hầm, thịt hầm. Kimchi và tương là những thức ăn luôn được bày
trên bàn ăn. Cách cách chế biến món ăn tiêu biểu có nướng, xào, nấu, hấp, hầm. Một đặc điểm nữa của món ăn Hàn quốc là gia vị, có trong hầu hết các món ăn như xì dầu, hành, tỏi, muối trộn dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, bột ớt... 

Trên bàn ăn thường có cơm và canh, kim chi, tương nhưng tuỳ theo số món ăn mà có 3 đĩa, 5 đĩa, 7 đĩa, 9 đĩa được bày ra, có lúc lên tới 12 đĩa được bày trên bàn ăn. Dù số món ăn có tăng nhưng nguyên liệu và phương pháp nấu vẫn không bị trùng lặp cũng là một đặc trưng. Khi dọn bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, nhưng canh được đặt ở bên phải bát cơm, sau đó đặt thức ăn rồi món chấm sẽ được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa thìa đặt bên phải bàn, thìa được đặt lên phía trước.

Tổ tiên của người Hàn Quốc đã rất coi trọng lễ tiết truyền thống khi ăn uống Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trong trang phục gọn gàng.Người nhiều tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì người lớn, trẻ con trong nhà mới lần lượt cầm thìa đũa. Khi ăn cơm phải ăn từ tốn và không để lộ thức ăn trong miệng. Không đồng thời cầm cả đũa cả thìa và không nhấc bát lên khỏi bàn. Sau khi bữa ăn kết thúc, việc người nhỏ tuổi đứng dậy sau khi người lớn tuổi hơn trong nhà đã rời bàn ăn được coi là lễ phép
 
::Món ăn ngày lễ - Từ xa xưa Hàn Quốc đã có Quan Hôn Tang Tế lễ gọi là Tứ lễ. Ở Hàn quốc mỗi khi có những dịp lễ như thế này hoặc khi trong gia đình có các ngày lễ như Begil (lễ mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé), Dol(lễ mừng sinh nhật đầu tiên của các cháu bé) sinh nhật, Hoekap( sinh nhật lần thứ 60) thì đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ.

Vào ngày thứ 100 sau khi đứa trẻ được sinh ra, người ta làm món Baeksolgi mang ý nghĩa cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, và còn làm món Susukyongdan ăn để nhằm ngăn chặn những vận xấu.

Khi đứa trẻ tròn một năm gọi là ‘chottol’(sinh nhật đầu tiên) người ta chuẩn bị bàn dolsang với tâm nguyện muốn cầu phúc và sức khoẻ cho đứa trẻ. Bên Tolsang người ta bày Baeksolki và Susukyongtan, Mumyong sil, mỳ, gạo, deju (táo đỏ), giấy và bút lông, sách.... và để đứa trẻ nắm lấy một vật ở trên bàn đó. Khi ấy, những người trong gia đình nhìn đồ vật mà đứa trẻ nắm được rồi cùng nói chuyện suy đoán về tương lai của đứa trẻ một cách vui vẻ,
Sau khi kết thúc hôn lễ cô dâu phải chuẩn bị bàn lễ gọi là ‘piê bek’ coi như lời chào đầu tiên với bố mẹ chú rể, trên bàn có pion đô và thịt bò, deju (táo đỏ).

Đến tuổi 60 người ta gọi là ‘hoegap’, trong lễ hoegap mừng bố mẹ người ta dùng bánh nếp (ttok), hoa quả, bánh kẹo và chuẩn bị một bàn thức ăn chất cao ‘gobesang’ , mời khách dùng canh guksujangguk.

Bàn cúng ngày giỗ tùy từng nhà có sự khác nhau nhưng thường được bày hạt dẻ, táo đỏ, gossgam (quả hồng ép khô), lê... và các loại bánh trái như yakgwa, dasik ... bánh trái đều được bóc vỏ cùng với rượu, ngoài ra còn bày thang,jok (món rán) , piên (bánh làm từ đường ép tròn dẹt), đồ khô, namul, jon (món tẩm bột rán).

::Món ăn theo mùa - Hàn Quốc tuỳ theo mỗi mùa lại có những cách làm món ăn và tập quán ăn đặc biệt. Những khi này thường thì người ta ăn những món ăn làm từ những nguyên liệu có chất dinh dưỡng cao nhất và ngon nhất có ở từng mùa và qua điều này chúng ta có thể thấy được trí tuệ ẩn chứa trong văn hoá ẩm thực của người Hàn.

Từ sáng sớm của ngày đầu tiên Tết âm lịch, người ta tiến hành cúng lễ tổ tiên sau đó làm lễ vái lạy người lớn tuổi, khi đó ngoài bánh ttok là món chủ đạo, người ta chuẩn bị và cùng nhau ăn món bánh mantu (bánh bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng), sikye (đồ uống làm bằng gạo thơm) và sujong... và cũng mang mời khách.

Vào ngày rằm tháng Giêng người ta nấu cơm ngũ cốc bằng năm loại ngũ cốc rồi gói bằng lá kim hoặc lá chuynamu và trộn lẫn chín loại rau vào ăn. Vào ngày này họ còn uống rượu gọi là ‘rượu làm thính tai’ để làm cho tai thính hơn, và ăn những loại hạt có vỏ cứng như hôtu, hạt dẻ, hạt thông, hạnh nhân, lạc và gọi là ‘bureom’ với ý nghĩa phòng trừ mụn nhọt

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là surissnal (hàn thực) vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch người ta dội nước jang po hoặc tắm và gội đầu bằng nước đun từ cây này, và ăn các loại bánh làm từ cây surichuynamu sống ở trên núi, jung piên, mantu, junjiguk, aengdu hwajae, cá diếc hấp...

Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch người ta nặn bánh songpyon làm bằng ngũ cốc mới thu hoạch đun canh khoai sọ và chuẩn bị những trái cây mới hái như hồng, hạt dẻ, táo đỏ làm lễ cúng tổ tiên và đi tảo mộ.

Vào ngày đông chí tháng 12 âm lịch, người ta nấu cháo đậu đỏ ăn với ý nghĩa xua đuổi mọi tai ương, trong cháo đậu đỏ cho thêm bột nếp vào để nặn thành bánh đậu đỏ và ăn theo số tuổi

::Đồ uống ưa thích - Trà là một đồ uống của người Hàn Quốc được phát triển từ sớm. Trà đạo (dado) có ý nghĩa thông qua quá trình uống trà và việc uống trà để tự phát hiện bản thân và rèn giũa bản tính tâm hồn. Nếu dựa vào thời Tam quốc thì trà được lưu truyền từ thời nữ hoàng Shontok và thời đại Goguryo là thời kỳ cực thịnh của văn hoá trà. Thời đại Joseon có thời kỳ trà đạo bị suy thoái nhưng đến hậu kỳ Joseon lấy trung tâm là Jong yak yong. Kim Jeong Hi. Jo I Seonsa thì văn hoá trà đã phát triển trở thành.

Trà là thứ đồ uống người ta hái lá của cây chè vào đầu mùa xuân rồi chế biến và ngâm vào nước sôi hoặc nhúng bột trà vào nước uống. Cây chè với nghĩa là ‘thượng lục quan diệp thụ’ lá của nó được hái bắt đầu từ gok u (ngày 20 tháng 4), búp trà non được hái trước gok-u được gọi là ‘ vũ tiền trà’ là có vị ngon nhất. Ngoài ra thì tuỳ từng thời kỳ hái chè mà chia thành các vụ như sejak, jungjak, deajak...

Trà thường được ngâm ba lần trong nước nóng từ 60-70 độ, lần đầu là uống lấy ‘hương’, lần hai uống lấy ‘vị’, lần ba uống như ‘thuốc’. Trà phải có vị dịu và hương thì êm ái khi nuốt xuống cổ phải có cảm giác trơn mát. Trong trà đạo nghe nước sôi, và cảm giác ấm áp khi rót trà vào chén, màu sắc, hương, mùi và vị được gọi là ‘5 cái thú khi uống trà’.Trà được biết đến không chỉ là thứ đồ uống làm cho tinh thần sảng khoái, nâng cao trí nhớ mà còn có tác dụng phòng chống ung thư, giải độc và giảm thiểu chorestrol.

Các phương tiện để uống trà là dagwan (ấm pha trà), chén trà, đĩa đựng chén trà, bình trà, thìa khuấy trà, suk-u (bát làm nguội nước), toesugi (bát đựng nước bỏ đi), geaban(khay đựng nắp ấm pha trà), dapô ( mảnh vải lụa trải trên bàn trà), dang gwan ( ấm đun nước), bàn trà, jatsangbo (vải bọc ngoài bàn trà), khăn trà (khăn lau nước trà)...

Cách pha trà là sau khi đun sôi nước đựng vào suk-u rồi chuyển sang ấm pha trà, rót vào chén trà làm nóng chén sau đó bỏ trà vào ấm, rót nước được làm nguội khoảng 60-70độ rồi ngâm. Sau khi ngâm trà thì rót một chút vào chén trà của chủ nhân để xem trà đã ngấm vừa chưa, sau khi quan sát thì rót mời trà quay vòng khoảng ba lần.. Khi này thì điều chỉnh nồng độ, màu sắc và hương vị của trà cho vừa phải. Khi chuẩn bị một món ăn đặc biệt nào đó thì có thể sử dụng bàn trà để tiếp khách cũng được.

Phòng uống trà phải được bài trí sao cho yên tĩnh và sạch sẽ, tạo cảm giác an toàn. Cần định sẵn chỗ ngồi tuỳ theo địa vị hoặc tuổi tác của khách, nhưng chủ nhà thường ngồi ở vị trì trung tâm hoặc góc lò sưởi, chủ và khách ngồi trên miếng đệm và đối mặt với nhau.
 
Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống - nhà ở, quần áo và thực phẩm - thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc rất nhiều. Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân Hàn Quốc, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món ăn phương Tây.

3.
Nhà của người Hàn Quốc

Han-ok mang nghĩa là ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc được xây dựng theo kiểu phương Tây. Ngôi nhà ngày xưa của Hàn Quốc, về cấu trúc và hình dạng được
tạo nên hài hoà với môi trường tự nhiên nên có một đặc trưng là rất tự nhiên và mang nét gần gũi với môi trường xung quanh. Nguyên liệu để xây nhà hầu hết là sử dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Chủ yếu dùng đá hoặc gỗ, đất bùn..., những ô cửa sổ được làm bằng
gỗ và dán giấy càng làm nổi vẻ đẹp tự nhiên. Người Hàn sống trong những ngôi nhà lợp mái ngói hoặc những ngôi nhà lợp bằng mái rơm rạ. Hình ảnh của những ngôi nhà ngói mái đổ nghiêng và những mái nhà rạ nghiêng đều tắp đã khiến người Hàn cảm nhận được trí tuệ và cuộc sống mà tổ tiên họ đã đi qua.

Ống khói của ngôi nhà ngói được đắp bằng đất sau đó lợp ngói tròn lên trên, còn ống khói của các ngôi nhà rạ được tạo bằng các cây như Sari namu hay kaenari. Vườn của người Hàn thường được lựa theo địa hình và tạo theo hình thức thể hiện khung cảnh tự nhiên. Cũng có trường hợp những khu vườn của những nhà giàu có được bài trì đặc biệt nhưng đại bộ phận là được bài trí sao cho hoà hợp với tự nhiên. Nhà của người dân thường hầu như là đều có sân ở trước nhà còn đằng sau nhà có thiết kế một khoảng mà ánh sáng thường tập trung nhiều dùng để đặt jangdokdae(các loại chum vại). Jangdokdae là những chiếc chum vại có chứa các loại như xì dầu, tương, tương ớt...và xung quanh đó hoặc sân nhà được trồng hoa để trang trí.

Không gian sinh hoạt chủ yếu của hanok là các phòng và bếp. Sàn nhà được làm kiểu ‘ondol’, có nghĩa nói đến cách làm ấm bằng cách đun lửa ở bếp lò trong phòng bếp rồi dùng nhiệt đó để làm ấm phòng. Phòng thường có cửa sổ hoặc cửa ra vào quay về phía Nam và phía Bắc, vào mùa đông được mở rộng để gió mát có thể dễ dàng lùa vào cũng như ngăn được cái nóng và độ ẩm, cửa phòng hay cửa magu được làm bằng hai lớp để điều tiết nhiệt độ trong phòng vào mùa đông.

Tường thì được làm bằng đất, bức tường đất sẽ làm cho trong phòng ấm áp khi thời tiết lạnh giá và làm mát mẻ khi trời nóng bức. Cửa thì được dán giấy jang ho chi để việc trao đổi khí được tự nhiên hơn nữa còn làm cho ánh sáng mặt trời lọt vào phòng một cách vừa phải.

Hanok được thiết kế độc đáo áo cho phù hợp với khí hậu của từng vùng miền, như nhà ở của vùng phía Bắc có khí hậu lạnh thì các phòng được cụm chặt vào nhau để gió lạnh không lùa vào được, gọi là cấu trúc chữ điền. Nhà ở vùng phía Nam nóng bức được làm theo kiểu hình chữ Nhất để thông gió một cách dễ dàng, nhà ở vùng trung bộ thì được làm theo chữ ‘’ hoặc ‘.

Từ cuối những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu thay đổi nhanh chóng với việc xây dựng những toà nhà chung cư theo kiểu phương Tây. Những khu nhà chung cư cao tầng mọc lên như nấm trên khắp đất nước Hàn Quốc từ sau thập kỷ 70.

 
Top