
THÁNG BẢY
F u m i zu ki
Ngày 1 đến 15
Lễ hội Hakata Gion Yamagasa, ở Fukuoka, tỉnh Fukuoka
Lễ hội này xoay quanh đền Kushida nằm trong quận Hakata gần trung tâm Fukuoka. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, những người đàn ông đầy nhiệt tình trong những bộ happi khiêng những chiếc kiệu khổng lồ qua các con đường, làm cho cả đám đông hào hứng cuồng nhiệt. Những người xem dọc theo hai bên đường biểu hiện sự hào hứng và ủng hộ cuộc vui bằng việc tạt nước vào những người tham gia. Ở những khu vực khác của thành phố, bạn có thể trông thấy những khu vực khác của thành phố, bạn có thể trông thấy những chiếc kiệu được trang hoàng với những bức tượng lớn (cao từ 12 đến 13 mét) miêu tả những nhân vật trong truyện dành cho trẻ em hoặc truyền thuyết trong quân đội.
Ngày 6 đến 8
Hội chợ hoa bìm bìm Iriya tại đền Shingen-ji (Kishibojin), Taito-ku, Tokyo
Ngày 7
Lễ hội Tanabata và Shosho
Khi những đợt mưa baiu bắt đầu yếu đi thì nhiệt độ mùa hè tăng lên. Đây là tiết Shosho, “tiểu hạ”. Lễ hội Tanabata diễn ra gần như cùng một thời điểm với tiết này. Shosho kết thúc vào ngày gọi là Doyo no Hi
Ngày 7 đến 15
Sau tiết baiu thì đến o-chugen
Trời mưa rất nhiều vào giữa tháng 7, mỗi ngày đều nóng và ẩm ướt. Khi mùa mưa (tsuyu) chấm dứt, thì mùa hè liền ập đến.
Từ giữa tháng 7 cho đến đầu tháng 9
Những điệu múa truyền thống Gujo Odori ở Gujo, tỉnh Gifu
Những điệu múa dân gian có liên hệ với lễ hội Bon đã trở thành một điều hấp dẫn ở Gujo, một thị trấn nép mình trong một thung lũng núi, trong khoảng 400 năm nay. Trong 32 buổi tối liên tục, cảnh múa thay đổi, từ một khu đất trống trong thị trấn cho đến một ngôi đền, một công viên, v.v… Sự hào hứng lên tới tột đỉnh với vũ điệu tetsuya odori, những vũ điệu kéo dài suốt đêm từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8. Âm thanh của ban nhạc hayashi và guốc gỗ geta vang lên hàng đêm.
Ngày 14
Lễ hội lửa Nachi no Hi ở Nachi Katsuura-cho, tỉnh Wakayama
Lễ hội lửa ngoạn mục này được tổ chức ở đền Kumano Nachi, một đền được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2004. Những cây đuốc bằng gỗ thông khổng lồ, mỗi cây nặng khoảng 50kg, thắp sáng lối đi vào đền.
Khoảng ngày 19
Doyo no Ushi no Hi
Ngày 20
Umi no Kinen-bi (Ngày biển, một ngày quốc lễ). Kỳ nghỉ hè bắt đầu cho học sinh các trường tiểu học, trường cấp hai và cấp ba. Năm học bắt đầu vào tháng 4, học kỳ đầu kết thúc vào ngày 20 tháng 7, rồi học sinh được nghỉ 40 ngày. Nhưng các em vẫn bận rộn với việc học hành, sinh hoạt câu lạc bộ và tất cả những thú vui trong mùa hè.
Khoảng từ 22 đến 25
Taiso
Sau khi tiết baiu (tsuyu) mùa mưa qua đi, là đến những ngày nóng nhất mùa hè (Taiso, “Đại thử”)
Thứ bảy cuối cùng của tháng 7
Hội bắn pháo bông trên sông Sumida ở Sumida-ku, Tokyo
Ngày 29 đến 31 (trong năm 2005)
Hội nhạc rốc Phú Sĩ ở Uonuma, tỉnh Niigata.
Đây là hội nhạc rốc lớn nhất ở Nhật Bản, được tổ chức vào mỗi mùa hè tại khu nghỉ mát trượt tuyết Naeba ở tỉnh Niigata. Các nhạc sĩ và ban nhạc nổi tiếng của Nhật Bản và nước ngoài - tất cả khoảng 100 nhóm - trổ tài trên tám sân khấu tại một địa điểm ngoài trời chứa được 30.000 khán giả. Những cuộc trình diễn hết sức hào hứng trong một bầu không khí độc đáo.
Mizukusa và seiryu
Rakugan (trên cùng bên phải) và aruheito. Rakugan là hỗn hợp bột gạo, đường và một số thành phần khác được nhào chung với nhau làm cho cứng lại. Ở đây nó được tạo thành hình dạng và có màu xanh nhạt của loài cỏ nước. Kẹo aruheito ở đây miêu tả một dòng sông xanh mát (seiryu)
Hội bắn pháo hoa trên sông Sumida
Những tối mùa hè ở Nhật Bản là thời gian xem bắn pháo hoa. Hội bắn pháo hoa trên sông Sumida được tổ chức vào thứ bảy cuối cùng của tháng 7 trong một khu dân cư cũ gần trung tâm Tokyo, đã làm gia tăng sự thích thú trong mùa hè kể từ thế kỷ 18. Hội này bị tạm ngưng trong thập niên 1960 và 1970 vì lý do an toàn – dòng sông đã bị ô nhiễm và những ngôi nhà bằng gỗ thì nằm quá san sát nhau – nhưng việc bắn pháo hoa đã được khôi phục vào năm 1978 và kể từ đó, hàng trăm ngàn người đã đến xem mỗi năm.
Lễ hội Tanabata
Mỗi cặp tình nhân trong bầu trời đêm thực ra là hai ngôi sao có tên là Hiko-boshi (ngưu lang) và Ori-hime (Chức nữ) - chỉ có thể đi qua dãy ngân hà mỗi năm một lần để sống với nhau một đêm vào ngày 7 tháng 7. Ít ra đó là một truyền thuyết Trung Hoa được du nhập vào Nhật Bản nhiều năm trước đây và được pha trộn với chuyện dân gian Nhật Bản. Các cuộc hẹn hò về đêm của những cặp tình nhân là một dịp để gởi lên Thượng đế những lời ước nguyện. Những lời ước nguyện này được viết lên những lá cờ bằng giấy màu sặc sỡ và cột vào những cành tre, tối được dựng đứng lên để làm trang trí.
Hội chợ cây bìm bìm hoa tím
Cây bìm bìm hoa tím, một trong những cây vườn mùa hè phổ biến nhất ở Nhật Bản, thường leo phía trước nhà và những bờ tường của vườn cây. Khoảng cuối thập niên 1800, các nhà thiết kế vườn tài ba ở những khu phố thị của Tokyo thường khoe những cây bìm bìm của họ vì thế mỗi người đều cố làm nổi trội hơn những người khác bằng những loại khác lạ hơn. Cuộc cạnh tranh trở thành lôi cuốn và một hội chợ được tổ chức tại chùa Shingen-ji (Kishibojin) nằm trong quận Iriya của Tokyo. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 hàng năm, hơn 20.000 chậu hoa bìm bìm, tất cả đều có màu sắc rất lộng lẫy, được bán tại hội chợ.
Doyo no Ushi no Hi, xung quanh ngày nóng nhất trong năm
Theo lịch truyền thống, ngày Doyo no Ushi no Hi đến vào khoảng thời gian nóng nhất trong năm. Độ ẩm cũng cao vào thời điểm này, giữa tháng 7. Đây là thời gian phải chăm sóc đặc biệt cho sức khoẻ bằng cách ăn những thức ăn bổ dưỡng. Kinh nghiệm dân gian cho rằng lươn nướng có nước xốt ngọt mặn teriyaki là một món ăn bổ dưỡng hợp túi tiền. Khi mùi thơm của món ăn đặc biệt này tỏa ra từ những cửa hàng kaba-yaki nhỏ, bạn sẽ thấy rất nhiều người xếp hàng để mua. Phong tục ăn lươn vào thời điểm giữa mùa hè bắt đầu từ thế kỷ thứ 18, thoạt đầu do các thương gia cổ vỏ để bán cho hết số lươn bắt được trong ngày.
THÁNG TÁM
H a z u k i
Ngày 2 đến 7
Lễ hội Aomori Nebuta
Ngày 5 đến 7
Lễ hội đèn lồng Akita Kanto
Ngày 6
Nghi lễ cầu cho hoà bình ở Hiroshima
Vào lúc 8 giờ 15 phút sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945, một trái bom nguyên tử đã được thả xuống thành phố lần đầu trên thế giới. Từ thời điểm đó cho đến cuối tháng 12 năm đó, khoảng 140.000 người đã chết vì trái bom nguyên tử này. Hàng năm, một buổi lễ cầu cho hoà bình được tổ chức ở Hiroshima để bày tỏ ước muốn tha thiết đối với việc từ bỏ vũ khí nguyên tử và cho nền hoà bình vĩnh cửu của thế giới.
Khoảng ngày 7
Risshu (Lập thu)
Ngày nóng nực nhất của mùa hè đã đi qua. Những cơn gió mát khiến ban đêm mát mẻ, dễ chịu, và dường như mùa thu cũng sắp sang. Nhưng ban ngày trời vẫn nóng.
Khoảng ngày 8
Giải vô địch bóng chày giữa tất cả các trường phổ thông Nhật Bản tại sân vận động Koshien ở Nishinomiya, tỉnh Hyogo
Bóng chày thực sự là một môn thể thao quốc gia ở Nhật Bản. Sự kiện được theo dõi nhất là giải đấu quốc gia giữa các trường phổ thông, thường được gọi là Natsu no Koshien (“oshien mùa hè”). Các đội đại diện cho tỉnh nhà của họ thi đấu hết mình để giành ngôi vô địch.
Ngày 9
Nghi lễ cầu hoà bình ở Nagasaki
Ba ngày sau khi một quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima, một quả khác đã dội xuống Nagasaki. Khoảng cuối năm đó, 74.000 người đã chết vì quả bom, và 75.000 người khác bị thương hoặc bị nhiễm bệnh (thống kê của viện bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki). Một nghi lễ cầu hoà bình được tổ chức hàng năm vào ngày kỷ niệm, giống như nghi lễ được tổ chức ở Hiroshima ba ngày trước đó.
Ngày 9 đến 12
Lễ hội Yosakoi
Giữa tháng tám
Liên hoa nhảy múa Awa Odori
Ngày 13 đến 18
Higashiyama Onsen Bon Odori
Ngày 15
Lễ hội O-bon
Nghi lễ kỷ niệm chiến tranh kết thúc
Lễ tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh được tổ chức trên khắp nước Nhật
Lễ hội đèn lồng Yamaga Toro
Ngày 16
Go-zan no Okuri-bi
Ngày 24
Lễ hội Jizo Bon ở Kyoto, tỉnh Kyoto
Các sự kiện O-bon ở Kyoto có liên quan đến những bức tượng Jizo (Địa tạng), được cho là có 5.000 tượng. Thần Jizo được xem là vị thần bảo vệ trẻ em, vì vậy mà đa số những người tham gia sự kiện này là những người trẻ tuổi.
Ngày 27
Cuộc thi bắn pháo bông trên toàn nước Nhật tại Omagari, Omagari, tỉnh Akita
Những cuộc bắn pháo bông là một phần rất quan trọng của mùa hè. Cuộc tranh tài hàng năm là cuộc đọ sức giữa các nhóm kỹ thuật pháo bông trước khoảng 700.000 người theo dõi. Địa điểm: gần cầu Omagan trên sông Omono.
Mizuyokan
Được làm bằng bột đậu và thạch Mizu yokan sử dung ít bột đậu và thạch hơn loại yokan thông thường, nên nó ướt hơn. Vì ướt nên nó dễ nuốt hơn, và được coi là loại thức ăn lý tưởng dành cho những ngày hè nóng nực.
O-bon và những lễ hội
- Go-zan no Okuri-bi, ở Kyoto, tỉnh Kyoto
Sau khi mặt trời lặn vào ngày 16, năm ngọn núi quanh Kyoto được thắp sáng với những đám lửa đẹp mắt để tiễn đưa vong linh tổ tiên. Những đám lửa có nhiều hình thù khác nhau, trong đó có những nét chữ kanji và một con tàu. Đẹp nhất là ở trên núi Daimonji - những loại cây để đốt được xếp thành hình chữ Hán “Đại”, có nghĩa là “vĩ đại”. Sự kiện này còn có tên khác là Dai-monji yaki (đốt chữ “Đại”)
- Lễ hội Aomori Nebuta, ở Aomori, tỉnh Aomori và những địa điểm khác
Những chiếc kiệu nặng đến 4 tấn lướt đi quanh các con đường, trưng bày những hình nebuta khổng lồ, là những hình làm bằng giấy Nhật Bản. Những vũ công khoẻ mạnh gọi là haneto múa may quanh các kiệu. Sự hào hứng mà đoàn kiệu và những vũ công mang lại thật ấn tượng – có đến 200.000 vũ công trình diễn trong suốt sáu ngày hội.
- Higashiyama Onsen Bon Odori ở Aizu Wakamatsu, tỉnh Fukushima
Sông Yugawa chảy qua Higashiyama, một khu nghỉ mát với suối nước nóng. Để chuẩn bị cho lễ hội o-bon, những cái tháp màu sắc sặc sỡ được dựng lên ở những chỗ nông của con sông. Khách du lịch, vũ nữ geisha tập sự và một số người khác nhảy múa suốt đêm quanh những ngọn tháp theo nhịp điệu của những bài hát dân ca/
- Lễ hội đèn lồng Yamaga Toro ở Yamaga, tỉnh Kunamoto
Khoảng một ngàn phụ nữ với những chiếc đèn lồng trang trí mạ vàng đội trên đầu, trình diện những điệu nhảy bon odori thanh lịch và lôi kéo người xem vào một thế giới huyền ảo.
- Điệu nhảy Awa Odori ở Tokushima, tỉnh Tokushima và những địa điểm khác.
Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8, nhưng ban nhạc o-hayashi sôi động chơi nhạc cho điệu nhảy Awa Odori. Một biển người là những vũ công di chuyển giống như đi diễu hành xuống các con đường chính ở Tokushima
- Lễ hội đèn lồng Akita Kanto ở Akita, tỉnh Akita
Hàng trăm hàng ngàn chiếc đèn lồng chochin làm bằng giấy treo trên những dàn tre cao hơn 10 mét được đưa đi diễu hành qua thành phố vào ban đêm. Những người giữ được những cây đèn lồng thăng bằng bên hông hoặc trên vai họ là cảnh rất đáng để chúng ta xem.
- Lễ hội Yosakoi ở Kochi, tỉnh Kochi
Hội Yosakoi được tổ chức lần đầu tiên ở Kochi vào năm 1954 để giúp thành phố thoát khỏi tình trạng suy thoái và kích thích nền kinh tế địa phương. Ngày nay, những hội hè tương tự được tổ chức ở rất nhiều nơi trên nước Nhật. Ở Kochi, rất nhiều người trẻ tham gia, biến lễ hội thành ngày hội nhạc trẻ, những điệu nhảy samba và những hoạt động hào hứng khác.
THÁNG CHÍN
N a g a t s u k i
Ngày 1
Ngày đề phòng thảm hoạ
Khoảng ngày 1
Ni-hyaku toka, thời gian có bão
Ngày 1 đến 3
Lễ hội Kaze no Bon ở Yatsuo-machi, tỉnh Toyama
Kaze nghĩa là gió, và bon chỉ lễ hội O-bon. Những lễ hội để xua đuổi sự tàn phá của gió được tổ chức vào một ngày gọi là Ni-hyaku toka. Đây là một trong những lễ hội đáng chú ý nhất. Những âm thanh thê lương của shamisen, trống taiko và kokyu (đàn viôlông Trung Hoa) hoà quyện lại với nhau để đệm cho nhữgn điệu nhảy duyên dáng kéo dài suốt đêm và tạo nên một yếu tố huyền bí.
Thứ Bảy và Chủ nhật thứ hai trong tháng
Setomono Matsuri (Hội đồ gốm), ở Seto, tỉnh Aichi
Ngày 9
Choyo no Sekku
Một trong năm lễ hội mùa sekku có nguồn gốc từ Trung Quốc (xem trang 7). Được tổ chức vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9 - cả hai đều là số lẻ, làm cho ngày này trở thành ngày đặc biệt tốt lành. Ngày này cũng được gọi là Kiku no Sekku (Lễ hội Hoa Cúc), bởi vì người Trung Hoa có truyền thống uống rượu Hoa Cúc vào dịp lễ hội này để xua đuổi tà ma. Ngay cả ngày nay cũng vẫn còn phong tục trưng bày và ngắm hoa cúc vào dịp này.
Giữa tháng 9
Lễ hội Shirakawa Chochin (lồng đèn bằng giấy) ở đền Kashima, tỉnh Fukushima
Ngày 14 và 15
Lễ hội Kishiwada Danjiri ở Kishiwada, tỉnh Osaka
Ngày 15
Lễ hội Iwashimizu ở đền Iwashimizu Hachiman, Yahata, tỉnh Kyoto
Ngày 15 đến 21
Ngày kính lão bắt đầu một tuần với những hoạt động dành cho những người lớn tuổi.
Ngày 17 và 18
Lễ hội Tono ở đền Tono-go Hachiman, tỉnh Iwate
Ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9
Ngày kính lão
Ngày lễ quốc gia để kính trọng người già lão và chúc họ trường thọ. Chính quyền các thành phố và những cơ quan khác tổ chức những sự kiện để bày tỏ tình đoàn kết đối với những người lớn tuổi. Trong gia đình, các thành viên bày tỏ lòng kính trọng đối với cha mẹ, ông bà và kính chúc họ được khoẻ mạnh thêm nhiều năm nữa.
Ngày 18 (trong năm 2005) (ngày 15 tháng 8 âm lịch)
Jugoya, tụ họp lại với nhau để ngắm trăng.
Chủ nhật ngày 19 hoặc tiếp sau đó
Nakizumo (thi đấu “trẻ con khóc”), ở đền Ikiko, Kanuma, tỉnh Tochigi
Hai người trong cộng đồng có ngôi đền ăn mặc như các lực sĩ sumo. Mỗi người ẵm một em bé sơ sinh trong tay và hô to “Yoisho, yoisho”. Đứa trẻ nào là người khóc trước là người chiến thắng.
Ngày 20 đến 26
Tuần lễ thân thiện với loài vật
Khoảng từ 20 đến 26
Aki no Higan (Tuần thu phân)
Khoảng từ 21 đến 30
Chiến dịch quốc gia về an toàn giao thông. Mùa thu
Khoảng ngày 23
Điểm thu phân
O-hagi
O-hagi được làm bằng gạo nếp hấp nặn thành những viên hình tròn, rồi bọc bột đậu đỏ ngọt bên ngoài. Loại bánh này dùng để dâng cúng vào thời điểm thu phân. Loại bánh này trông giống như hoa của loài cả ba lá Nhật Bản (hagi), có lẽ vì vậy mà nó được đặt tên như vậy.
Khi bão đến
Theo lịch cũ của Nhật Bản, mùa xuân bắt đầu vào một ngày có tên là Risshun (Lập xuân), tương ứng với khoảng ngày 4 tháng 2. Hai trăm mười ngày (ni-hyaku toka) sau ngày đó chúng ta sẽ đến đầu tháng 9, khoảng thời gian thường có những cơn bão. Ngày đó trong tháng 9 gọi là Ni-hyaku toka (Ngày thứ 210). Đây là thời gian quan trọng vì lúa đang trổ bông, nên những cơn bão có thể phá huỷ vụ mùa và nhiều thứ khác. Những lễ hội được tổ chức ở rất nhiều vùng trên khắp đất nước để cầu mong sẽ không có những cơn gió kéo đến tàn phá. (Một cơn bão có nguồn gốc từ tây Thái Bình Dương được định nghĩa là một hệ thống áp thấp nhiệt đới với sức gió gần trung tâm tối thiểu là 17,2 mét trên giây). Bão tố cũng gây ra lụt lội, và cũng có thể làm nâng mực nước biển lên.
Đêm rằm
Đêm 15 của tháng 8 (theo âm lịch) được xem là có trưang đẹp nhất trong năm. Vào đêm này, người ta tổ chức những bữa tiệc ngắm trăng, ăn những loại thức ăn cho vui như bánh dango và củ khoai sọ, uống rượu sakê và ăn mừng mùa thu sắp đến. Những đồ trang trí gồm có những cây cắt tượng trưng cho mùa thu, như cây susuki (cỏ bông bạc Nhật Bản). Ở một số quận , đây cũng là thời gian để tổ chức lễ tạ ơn cho một vụ mùa tốt, hoặc để cúng viếng phần mộ những người thân đã khuất. Những món ăn ngon đem cúng cho người chết có thể bị trẻ em lấy mất, và việc này thường là đề tài của những chuyện cười đùa.
Ngày đề phòng thảm hoạ
(Bosai no Hi)
Trận động đất Kanto kinh hoàng năm 1923 đã phá huỷ Tokyo và những vùng lân cận vào ngày 1 tháng 9. Ngày này đã được chọn làm ngày đề phòng thảm họa vào năm 1960 để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ trận động đất đó và các trận khác. Bão tố cũng tấn công vào thời gian này trong năm, và những bài huấn luyện được tổ chức vào ngày 1 tháng 9 có mục đích chuẩn bị cho người dân đối phó với mọi thảm hoạ thiên nhiên. Trên khắp Nhật Bản, chính quyền các thành phố tổ chức những buổi tập dợt và huấn luyện cho những đội chữa cháy, người dân địa phương, các công ty và những tổ chức khác.
Tuần thu phân (Aki no Higan)
Điểm thu phân xảy ra vào khoảng ngày 23 tháng 9 (shubun no Hi), và bảy ngày trước và sau ngày này gọi là Aki no Higan (Trong mùa xuâ, điểm xuân phân xảy ra vào khoảng từ ngày 18 đến 24 tháng 3. Xem trang 11). Đây là thời gian giành cho các nghi lễ Phật giáo ở các chùa chiền và là thời gian để cúng giỗ, thăm mộ những người dân đã khuất, lau chùi bàn thờ Phật trong nhà và dâng cúng, bố thí.
THÁNG 10
K a n n a z u k i
Ngày 1 tháng 10 đến 31 tháng 12
Chiến dịch gây quỹ Cộng đồng lông chim đỏ
Những thành viên trong cộng đồng được yêu cầu đóng góp tiền cho một chiến dịch của cộng đồng để gây quỹ cho những dự án phúc lợi xã hội. Trong ngày đầu tiên của chiến dịch, sinh viên và những người tình nguyện khác đứng trên những đường phố đông đúc, kêu gọi sự ủng hộ và đưa một chiếc lông màu đỏ cho từng người cho tiền.
Ngày 7 đến 9
Lễ hội Nagasaki Kunchi tại đền Suwa ở Nagasaki, tỉnh Nagasaki
Lễ hội được công nhận là một tài sản văn hoá dân gian vô hình quan trọng. Ngày hội linh đình này thu hút rất nhiều du khách trên khắp Nhật Bản. Các tín đồ của đền tham gia vào những cuộc trình diễn kỳ thú, trong đó có điệu múa rồng Trung Hoa gọi là Ja Odori
Ngày 9 và 10
Lễ hội Aki no Takayama ở đền Sakurayama Hachiman, Takayama, tỉnh Gifu
Ngày 9 đến 11
Lễ hội Kotohira ở đền Kotohira, Kotohira-cho, tỉnh Kagawa.
Ngày thứ hai của tuần thứ hai trong tháng 10
Taiiku no Hi (Ngày thể thao sức khoẻ)
Những sự kiện được tổ chức để khuyến khích những hoạt động thể thao và nâng cao lý tưởng về một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể tráng kiện. Được chỉ định là ngày quốc lễ vào năm 1966, để kỷ niệm ngày khai mạc (ngày 10 tháng 10) thế vận hội mùa hè ở Tokyo vào năm 1964, thế vận hội đầu tiên được tổ chức ở Châu Á.
Ngày 14
Tetsudo no Hi (Ngày đường sắt)
Ngày 15 đến 17
Lễ hội Kanname tại đền Ise, ở Ise, tỉnh Mie.
Các tu sĩ Thần đạo dâng lúa mới lên các vị thần trong một nghi lễ để tạ ơn các vị thần đã cho một vụ mùa bội thu. Đây là nghi lễ quan trọng nhất của Thần đạo tại ngôi đền này. Người dân địa phương cũng dâng cúng những bông lúa tại đền, và cử hành nghi thức hatsu-ho hiki (mẫu lúa đầu tiên) để tạ ơn những tặng phẩm của thiên nhiên.
Ngày 15 đến 21
Shimbun Shukan (Tuần báo chí)
Giữa tháng 10
Những đội giỏi nhất trong các liên đoàn bóng chày chuyên nghiệp thi đấu trong giải quốc gia Nhật Bản.
Cuộc đua xe hơi Thể thức 1 Nhật Bản
Lễ hội Jidai (Thời đại) tại đền Heian, Kyoto, tỉnh Kyoto
Ngày 22
Lễ hội lửa Kurama no Hi tại đền Yuki, Kyoto, tỉnh Kyoto
Ngày 27 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11
Dokusho shukan (Tuần đọc sách)
Ngày 29
Kiba no Kakunori, ở Koto-ku, Tokyo
Những người thợ rừng biểu diễn những trò nhào lộn trên những khúc gỗ nổi ở quận Kiba của Tokyo, nơi gỗ trên khắp nước Nhật được mua bán.
Kuri no yaki-gashi
Hạt dẻ hầm trong nước xi-rô, được bọc trong bột hạt dẻ rồi đem nướng. Vào mùa thu, rất nhiều loại bánh kẹo làm từ hạt dẻ được bày bán khắp cả nước.
Thu hoạch vụ lúa
Trời mùa thu rất trong xanh. Những ruộng lúa đã cạn nước, và những bông lúa đã nặng trĩu những hạt vàng. Thu hoạch vụ lúa là công việc chính vào mùa thu ở Nhật Bản từ nhiều thế kỷ qua. Ngày nay, hầu hết các công việc đều do máy móc làm.
Giải thi điền kinh của các trường học
Với các em học sinh tiểu học, những giải thi điền kinh được tổ chức vào mỗi mùa thu tại các trường là một sự kiện lớn. Học sinh được chia thành hai đội: Aka-gumi (“Đội đỏ”) và Shiro-gumi (“Đội Trắng”). Các đội thi đấu rất nhiều môn, từ thi chạy nước rút, chạy tiếp sức cho đến thi kéo co và tama-ire (một trò chơi bóng). Mọi người đều phải tập luyện căng thẳng trong vài tuần, chuẩn bị cho ngày quan trọng khi những người thân đến cổ vũ cho các em. Thể dục nhịp điệu và nhảy múa chỉ là hai trong số những trò hấp dẫn khác.
Cách nấu nướng cho buổi tối mùa thu.
Ở Nhật Bản, có rất nhiều món ngon để ăn khi mùa thu đến, và đó là ý nghĩa phía sau thành ngữ shokuyoko no aki (“mùa thu, mùa của những bữa ăn ngon”). Một loại cá có tên là samma (cá thu Thái Bình Dương) đạt đến thời điểm ngon nhất vào mùa thu, khiến nó trở thành một món ăn tuyệt vời. Những chữ Hán để chỉ cá samma có nghĩa là “cá kiếm mùa thu”, ngụ ý rằng loại cá này ngon nhất vào mùa thu. Nói cho cùng, món ăn gì là ngon nhất và được săn lùng nhiều nhất vào mùa thu? Câu trả lời là nấm Matsutake
THÁNG 11
S h i m o t s u k i
Ngày 2 đến 4
Lễ hội Karatsu Kunchi ở đền Karatsu, Karatsu, tỉnh Saga
Ngày 3
Bunka no Hi (Ngày văn hoá)
Ngày lễ quốc gia để khuyến khích sự phát triển văn hoá cũng như tình yêu hoà bình và tự do
Bunka Kunsho Juyo-shiki (lễ trao giải thưởng văn hoá)
Giải thưởng văn hoá được trao tại Cung điện cho những người đã có đóng góp quan trọng trong việc phát triển văn hoá và khoa học.
Ngày 8
Lễ hội Hi-taki tại đền Fushimi Inari, Kyoto
Ngày 12 đến 18 năm 2005 (từ ngày 11 đến 17 tháng 10 âm lịch)
Lễ hội Kami-ari, tại đền Izumo, Izumo, tỉnh Shimane
Người ta cho rằng có đến tám triệu vị thần sống ở Nhật Bản, và tất cả các vị thần hàng năm đều tập trung về Izumo vào ngày 10 tháng 10 âm lịch (tháng 11 theo lịch hiện hành). Tên của lễ hội, “Kami-ari”, có nghĩa là “Tất cả các vị thần đều hiện diện”. Bởi vì tất cả các vị thần đều có mặt ở Izumo, nên các nơi khác ở Nhật Bản không còn vị nào, nên tháng 10 theo truyền thống được gọi là Kannazuki (tháng không có thần linh)
Tori no Hi (Ngày gà trống)
Tori no Ichi (Ngày hội chợ gà trống)
Tháng 11, vào ngày gà trống (một trong “12 con giáp” theo lịch cũ Trung Hoa), một hội chợ được tổ chức tại các đền ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản. Hội chợ được xem là mang đến sự thịnh vượng và may mắn. Một món hàng được bán ở đó là cái cào tiền kumade được trang trí rất đẹp
Chủ nhật tuần thứ hai của tháng 11
Lễ hội Arashiyama Momiji (Màu sắc mùa thu) ở Kyoto
Ngày 15
Shichi-go-san (Lễ hội 7-5-3)
Thứ năm của tuần thứ ba trong tháng 11
Mở kho rượu vang Beaujolais Nouveau
Ngày 23
Kinro Kansha no Hi (Ngày lễ lao động)
Ngày lễ quốc gia để tôn vinh toàn lực lượng lao động và để ghi nhớ năng suất lao động của quốc gia. Ý tưởng tôn vinh lao động bắt đầu với lễ hội mùa Niiname-sai, trong đó bao gồm nghi thức tôn giáo dâng cúng lúa mới cho các thần linh.
Momiji
Một miếng bánh chưa nướng làm bằng bột đậu màu được cắt ra cho giống với màu sắc và hình dạng của lá cây thích Nhật Bản vào mùa thu. Một bữa tiệc cuối thu vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng.
Momiji
Shichi-go-san (Lễ hội 7-5-3)
Vào ngày này, các bậc cha mẹ mặc cho con cái những bộ quần áo truyền thống và dẫn chúng đến một ngôi đền để lễ mừng chúng lớn lên. Các bé trai thì đến đền lúc 5 tuổi, còn các bé gái thì đến đền vào lúc lên 3 và 7 tuổi. Trong lễ hội, trẻ em được cho kẹo chitose-ame (“kẹo nghìn năm”). Trong ảnh bé trai và bé gái cầm những túi kẹo. Loại kẹo chitose-ame mỏng và dài, khi kéo ra còn có thể dài hơn, được xem là bùa may mắn, biểu tượng của lòng mong ước cho một cuộc sống trường thọ
Mở kho rượu vang Beaujolais Nouveau
Kho dự trữ rượu vang Pháp Beaujolais Nouveau trong năm được mở để cung cấp cho toàn thế giới vào lúc đồng hồ điểm nửa đêm vào ngày thứ Năm của tuần thứ ba trong tháng 11. Do sự khác biệt về giờ giấc, cho nên việc mở kho ở Nhật Bản diễn ra sớm hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Rượu vang Beaujolais mà Nhật Bản nhập khẩu trong năm 2004 cao hơn năm 2003 rất nhiều, dù năm trước đã đạt mức kỷ lục. Mức độ ưa chuộng loại rượu này tiếp tục gia tăng. Việc mở kho tạo nên những sự kiện trên khắp cả nước.
Momiji-gari (Vào rừng thưởng ngoạn lá mùa thu)
Người Nhật Bản đã biểu lộ tình cảm của họ đối với vẻ đẹp của sắc thu từ thời xa xưa, và thói quen đi vào các ngọn đồi để ngắm lá mùa thu cũng đã rất xưa. Khi những ngày thu đến gần, những chiếc lá đỏ và vàng thu hút những người yêu thiên nhiên đến với núi non, đền chùa và các khu rừng. Kyoto có rất nhiều địa điểm có cảnh đẹp mùa thu, trong đó có Tofuku-ji một ngôi chùa ẩn mình trong một thung lũng.
THÁNG 12
S h i w a s u
Ngày 1
Eiga no Hi (Ngày điện ảnh)
Ngày 8
Hari kuyo
Những cái kim cũ hoặc kim gãy được cắm vào miếng đậu hũ và bánh gạo nếp mochi, rồi đem đến đền hoặc chùa. Những cây kim vô dụng lúc này vì đã được dùng quá nhiều, được dâng cúng, với hy vọng những người sử dụng chúng sẽ giỏi nghề may hơn.
Suốt cả tháng
Bonen-kai (Những bữa tiệc cuối năm)
Một trong những dịp thích thú nhất của mọi người - thời gian người ta uống rượu bia thoải mái, mỗi người đều lấy thức ăn đã nấu chín từ những cái nồi chung, và những đồng nghiệp cảm ơn nhau về tất cả những sự cộng tác trong năm qua. Bạn bè cũng tụ họp lại với nhau trong những bữa tiệc tương tự.
Trình diễn bản giao hưởng số 9 của Beethoven
Từ ngày 13 cho đến cuối tháng
Susu-harai (lau dọn sạch sẽ)
Ngày 14
Lễ hội Akogishi-sai, ở Ako, tỉnh Hyogo
Ngày 17 đến 19
Chợ Hago-ita, ở chùa Senso-ji, Taito-ku, Tokyo
Hago-ita là những cái chèo trang trí dành cho một trò chơi truyền thống. Những hội chợ bán chèo trang trí được tổ chức trên khắp cả nước vào khoảng giữa tháng này. Phiên chợ hàng năm ở chùa Senso-ji ở Tokyo đặc biệt nổi tiếng, những người say mê hội này đến đây từ khắp Nhật Bản để mua những loại đẹp và tốt nhất
Khoảng ngày 21
Toji (Đông chí)
Theo truyền thống, ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm nên được đánh dấu bằng việc ngâm mình trong nước nóng yuzu (trái thanh yên) và ăn quả bí
Ngày 23
Sinh nhật Hoàng Đế, ngày quốc lễ
Ngày 24
Đêm giáng sinh
Ngày 25
Giáng sinh
Ngày 31
O-misoka (Giao thừa)
Kohaku Uta Gassen
Những ca sĩ nổi tiếng nhất Nhật Bản và những khách mời khác họp mặt trong một chương trình biểu diễn ca nhạc truyền hình lộng lẫy. Đội nữ (Aka-gumi, “Đội đỏ”) tranh tài cùng đội nam (shiro-gumi, “Đội trắng”). Hơn nửa số khán giả Nhật Bản đã từng xem chương trình này vào mỗi dịp giao thừa, mặc dù tỷ lệ người xem có hơi giảm chút ít trong những năm vừa qua.
Yuzu manju
Vỏ trái thanh yên yuzu mài ra cho vào bột lúa mì và khoai lang yamato, rồi đem hỗn hợp này hấp chín. Hỗn hợp này sau đó được bọc xung quanh mứt đậu, tạo thành cái bánh bao có hình dạng giống như một trái thanh yên vậy. Mùi thơm của trái thanh yên yuzu nhẹ nhàng bốc lên từ bánh rất hợp với tâm trạng thích thú của mùa đông.
Trình diễn bản giao hưởng thứ chín của Beethoven
“Ode to Joy” (Tụng ca niềm vui), phần thứ tư của bản giao hưởng thứ chín của Beethoven, rất phù hợp với sự mong đợi và tâm trạng của mùa. Nhạc giao hưởng được trình diễn ở rất nhiều thành phố vào tháng 12 hàng năm. Ngay trước khi đệ nhị thế chiến kết thúc, các sinh viên của một trường đại học âm nhạc phải rời mái trường để ra mặt trận tổ chức những buổi tiệc tiễn biệt, ở đó họ đã hát bài Tụng ca. Khi chiến tranh kết thúc, những người sống sót trở về Nhật Bản đã tụ họp lại với nhau. Ở đó, họ lại hát bài Tụng ca, để tưởng nhớ những người bạn đã ngã xuống. Hình như sự kiện đó là khởi đầu của phong tục này.
Đêm giáng sinh
Ở Nhật Bản, ngày áp lễ giáng sinh (24 tháng 12) là thời điểm dành cho sự lãng mạn, một ngày dành cho những cặp vợ chồng trẻ khẳng định lại tình yêu dành cho nhau. Đó cũng là thời gian trẻ em được tặng quà. Như vậy, bạn có thể thấy Giáng sinh ở Nhật Bản có rất ít ý nghĩa tôn giáo. Từ đầu tháng, những cây Noel và đèn trang trí được trưng bày khắp các con đường, và bạn sẽ được nghe rất nhiều bài hát Giáng sinh.
Susu-harai (Lau chùi nhà cửa cuối năm)
Rất nhiều gia đình lau chùi nhà cửa sạch sẽ vào dịp cuối năm. Theo truyền thống cũ, ngôi nhà được dọn sạch bụi bẩn của cả năm, đặc biệt ở những chỗ ngóc ngách mà ngày thường ít khi lau dọn. Việc này giúp cho nhà cửa được sạch sẽ cho những lễ hội đầu năm và để tránh vận rủi. Việc dọn dẹp bắt đầu vào khoảng ngày thứ 13 của tháng cuối năm.
O-misoka (Đêm giao thừa)
Đêm giao thừa được gọi là o-misoka, hoặc joya. Khi đồng hồ điểm nửa đêm, chuông kane ở những ngôi đền trên khắp Nhật Bản sẽ rung lên 108 lần. Phong tục này gọi là joya no kane (chuông giao thừa). Tại sao lại là 108 lần? Để loại ra khỏi trái tim của những người nghe 108 khuyết điểm của loài người, trong đó có dục vọng, ích kỷ, giận dữ và đố kỵ. Bức ảnh được chụp tại chùa Chion-in ở Kyoto, cho thấy một thầy tu đang ngã người về phía sau để đẩy cái chày to đùng đánh vào chuông cho mạnh hơn. Trước nửa đêm, theo truyền thống, các gia đình sum họp lại để ăn toshi-koshi soba (mì sợi làm bằng bột kiều mạch tượng trưng cho ước nguyện sống trường thọ). Rồi đến giờ ăn mừng năm mới và nghe chuông chùa đổ.