Nhật Bản cho đến nay thực hiện việc cấp thị thực lưu trú ngắn hạn nhiều lần trong thời hạn tối đa là 05 năm với một số điều kiện nhất định cho đối tượng là người đến Nhật Bản với mục đích thương mại hoặc nhà hoạt động văn hóa, trí thức v.v. của một bộ phận người nước ngoài trong đó có Việt Nam. Từ ngày 15/02/2016, Nhật Bản thông báo đã quyết định gia hạn thời hạn hiệu lực từ tối đa 05 năm thành tối đa 10 năm cùng với việc mở rộng phạm vi đối tượng cấp thị thực lưu trú ngắn hạn nhiều lần cho đối tượng là công dân Việt Nam (Người mang hộ chiếu phổ thông của Việt Nam) nhằm nâng cao tính tiện lợi, tăng cường sự giao thoa về mặt kinh doanh với Việt Nam v.v. và nhằm thúc đẩy thêm một bậc sự giao lưu giữa người với người. Việc thực hiện qui chế nới lỏng thị thực lần này qui định đối tượng cấp, điều kiện cấp v.v. đối với loại thị thực lưu trú ngắn hạn nhiều lần như dưới đây.

    Thị thực nhiều lần lần này tuy đối tượng cấp xin với mục đích thương mại, nghiệp vụ v.v. nhưng sau khi được cấp thị thực nhiều lần thì từ lần nhập cảnh thứ 2 trở đi cũng có thể sử dụng với mục đích du lịch hay thăm thân, thăm bạn bè v.v.

Ngoài Việt Nam, qui chế nới lỏng này còn được thực hiện tương tự và đồng thời với công dân Ấn Độ (Người mang hộ chiếu phổ thông của Ấn Độ).

1. Đối tượng cấp

Người mang hộ chiếu phổ thông của Việt Nam và Ấn Độ đáp ứng điều kiện ở mục 2. dưới đây, đồng thời, mong muốn được cấp thị thực nhiều lần với mục đích tiến hành các hoạt động phù hợp với loại tư cách “Lưu trú ngắn hạn” qui định trong “Luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn” của Nhật Bản.

2. Điều kiện cấp

(1) Người đi Nhật Bản với mục đích thương mại
Người phù hợp với một trong các mục dưới đây và vợ/chồng, con
    a. Người làm việc chính thức trong Công ty nhà nước.
    b. Người làm việc chính thức trong Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán (Bao gồm cả nước/khu vực thứ 3).
    c. Người làm việc chính thức trong Công ty có vốn Nhật Bản là thành viên Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại tỉnh, thành phố thuộc sự quản lý
    của Đại Sứ Quán Nhật Bản/ Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản (Bao gồm cả Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại các tỉnh, thành phố), đồng thời,
    là doanh nghiệp có vốn Nhật Bản có cơ sở kinh doanh hoặc địa chỉ liên hệ tại Nhật Bản (Bao gồm cả Văn phòng đại diện).
    d. Người làm việc chính thức trong Công ty liên doanh, công ty con, chi nhánh v.v. mà Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán (Bao gồm cả
    Nhật Bản và nước/khu vực thứ 3) góp vốn.
    e. Người làm việc chính thức trong Công ty có giao dịch thực tế thường xuyên với Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Nhật Bản.
    f. Người có chức vụ đã từng có quá khứ đi Nhật Bản với mục đích thương mại trong vòng 03 năm trở lại đây, đồng thời, đã từng nhiều lần đi
    các nước G7 với mục đích lưu trú ngắn hạn (Trừ Nhật Bản).
    g. Người có chức vụ đã từng có quá khứ đi Nhật Bản với mục đích thương mại từ 03 lần trở lên trong vòng 03 năm trở lại đây.

(2) Nhà hoạt động văn hóa, trí thức v.v.
Người phù hợp với một trong các mục dưới đây và vợ/chồng, con
    a. Người làm nghệ thuật như mỹ thuật, văn học nghệ thuật, âm nhạc, kịch, vũ đạo v.v. có thành tích nổi bật được công nhận, hoặc nhà nghiên
    cứu về khoa học nhân văn (Văn học, pháp luật, kinh tế học v.v.), về khoa học tự nhiên (Kỹ thuật, công nghệ, y học v.v.)
    b. Người có tư cách quốc gia, quốc tế như luật sư, kế toán công, luật sư sáng chế, nhân viên hỗ trợ tư pháp, công chứng viên, bác sĩ và là
    người có chức vụ trong nghề nghiệp hiện tại.
    c. Vận động viên không chuyên, vận động viên thể thao có thành tích nổi bật được công nhận.
    d. Người có chức vụ từ giảng viên Đại học trở lên (Giới hạn trong những nhân viên chính thức).
    e. Người có chức vụ từ trưởng phòng trở lên của Viện nghiên cứu nhà nước và Bảo tàng, Bảo tàng mỹ thuật của nhà nước.
    f. Đại biểu quốc hội, công chức nhà nước, đại biểu hội đồng nhân dân địa phương, công chức địa phương.

3. Phân loại thị thực được cấp và thời hạn lưu trú

    Phân loại thị thực: Lưu trú ngắn hạn
    Loại hình: Thị thực nhiều lần
    Thời hạn lưu trú: 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày
    Thời hạn hiệu lực: 01 năm, 03 năm, 05 năm hoặc 10 năm
*Tùy thuộc vào kết quả xét duyệt, có thể có trường hợp không được cấp thị thực nhiều lần mà được cấp thị thực một lần, rất mong mọi người nắm được quy định này.

4. Hồ sơ cần thiết

(1) Người đi Nhật Bản với mục đích thương mại
    a. Đơn xin cấp thị thực (Có dán ảnh)
    b. Hộ chiếu
    c. Giấy xác nhận công tác của người xin cấp thị thực (Có ghi: Thời gian công tác, lương, chức vụ)
    d. Tài liệu chứng minh đủ điều kiện cấp thị thực (Từ mục 2. (1). a. đến mục 2. (1). g. nêu trên)
*Chú ý: Trường hợp là người thuộc mục 2. (1). f. hoặc mục 2. (1). g. nêu trên, cần có hộ chiếu có thể xác nhận được thị thực lưu trú ngắn hạn và dấu nhập cảnh vào Nhật Bản/G7 trong vòng 03 năm trở lại đây (Hộ chiếu hiện tại còn hiệu lực hoặc hộ chiếu đã hết hạn)
    e. Tài liệu chứng minh mục đích đi Nhật Bản nhiều lần (Quyết định cử đi công tác từ cơ quan trực thuộc v.v.)
    f. (Trường hợp vợ/chồng, con) Tài liệu chứng minh mối quan hệ gia đình (Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh v.v. để chứng minh mối quan hệ hôn nhân, mối quan hệ bố/mẹ-con với chủ thể)
*Trường hợp tiến hành xin thị thực riêng, không xin cùng thời điểm với người phụ dưỡng thì cần nộp cả bản photocopy thị thực nhiều lần của người phụ dưỡng.


(2) Nhà hoạt động văn hóa, trí thức v.v.
    a. Đơn xin cấp thị thực (Có dán ảnh)
    b. Hộ chiếu
    c. Tài liệu chứng minh người xin cấp thị thực là một trong các trường hợp từ 2. (2). a. đến mục 2. (2). f. nêu trên (Giấy xác nhận công tác có ghi thời gian công tác, lương, chức vụ v.v.)
    d. Tài liệu chứng minh mục đích đi Nhật Bản nhiều lần
    e. (Trường hợp vợ/chồng, con) Tài liệu chứng minh mối quan hệ gia đình (Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh v.v. để chứng minh mối quan hệ hôn nhân, mối quan hệ bố/mẹ-con với chủ thể)
*Trường hợp tiến hành xin thị thực riêng cho người phụ thuộc thì cần nộp cả bản photocopy thị thực nhiều lần của người phụ dưỡng.

(3) Hồ sơ bổ sung
Trường hợp cần thiết khi xét duyệt, có thể yêu cầu bổ sung thêm tài liệu ngoài mục (1) và (2) nêu trên, rất mong mọi người nắm được quy định này.
 
Top