
- Người Nhật cao quá nhanh, tàu - xe không lớn kịp
- 10 điều khiến người Nhật Bản luôn cảm thấy tự hào
- 5 lỗi lớn du khách thường mắc phải khi tới Nhật
Người Nhật nổi tiếng ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, quan sát từ những
cái nhỏ nhất, sự cầu tiến đã giúp họ bắt kịp rất nhanh với thời đại từ
khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới. Các nhà
nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
Tại các trường đại học ở Nhật, chế độ giáo dục, nghiên cứu và quản lý
luôn tôn trọng và đặt giáo viên làm chủ thể. Ở đây giáo viên được hưởng
thu nhập và danh vọng rất cao. Có lẽ điều này là một trong những nhân tố
quan trọng làm cho Nhật Bản trở thành quốc gia châu Á đoạt nhiều giải
Nobel nhất.
Ý thức tập thể trong hầu hết mỗi con người Nhật Bản đóng vai trò rất
quan trọng. Điều này được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô khi nói
chuyện. Trong công việc người Nhật thường đề cao cái chung, tìm sự hòa
hợp giữa mình và những người xung quanh. Nhiều tổ chức, đoàn thể có thể
cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt
được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối
kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Tinh thần này tạo nên sức mạnh ngày
nay của Nhật Bản.

Văn hóa xếp hàng dù bất cứ hoàn cảnh nào
Nhật Bản giáo dục học sinh của họ từ năm đầu cho tới năm thứ 6 tiểu học
phải học về những nguyên tắc xử thế để giao tiếp với những người xung
quanh. Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm
đến việc dạy kiến thức cho trẻ. Trẻ em lúc này không có bất kì quyển vở
nào, chỉ có những cuốn ghi phác thảo mỗi tháng một lần gửi cha mẹ.
Trong kế hoạch giáo dục không có những môn học như Toán, chữ Nhật, nghệ
thuật hay âm nhạc. Trường mầm non chỉ dạy trẻ luôn luôn mỉm cười. Họ
quan niệm việc đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng
nhất là phải ‘luôn mỉm cười’ và dạy trẻ biết ‘cảm ơn’.

Nhật Bản giáo dục học sinh từ năm đầu cho tới năm thứ 6 tiểu học phải học về những nguyên tắc ứng xử giao tiếp
Không có bất cứ kỳ thi quan trọng nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu
học bởi vì mục tiêu của giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây
dựng nhân cách, không phải là thi thố và nhồi sọ. Trẻ em Nhật làm vệ
sinh trường học mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng giáo viên, điều này
chứng tỏ người Nhật ưa chuộn sự sạch sẽ và vệ sinh môi trường.
Người Nhật tuy là dân tộc giàu có hàng nhất nhì thế giới, tuy nhiên họ
không có văn hóa thuê osin vì ý thức tự chịu trách nhiệm của mỗi cá
nhân, gia đình. Họ tự chăm lo nhà cửa và con cái của mình một cách rất
khoa học.

Phố xá ngăn nắp của Nhật
Nhân cách người Nhật thể hiện rất rõ việc họ ứng xử ngoài đường phố. Ví
dụ, bất cứ công dân Nhật nào đi ra đường cùng chó nuôi đều phải mang
theo túi đựng và túi đặc biệt để hốt phân khi chẳng may chúng bậy trên
đường. Người chủ lúc này phải tự biết giải quyết vệ sinh một cách gọn
gàng, ngăn nắp.

Khu phố cổ vẫn nguyên nét truyền thống

Dù hiện đại, Nhật Bản vẫn giữ gìn nét văn hóa truyền thống
Tỷ lệ tàu lửa hay tàu điện đến trễ ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm.
Người Nhật trân trọng giá trị thời gian đến từng giây. Văn hóa “Tuyệt
đối đúng giờ” của người Nhật đã trở thành thương hiệu. Người Nhật rất
nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc.
Quốc gia này nghiêm cấm việc nói chuyện điện thoại trên các tàu điện và
xe bus. Ngồi trong tàu điện hay xe bus ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh
y như trong 1 thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm
việc, ngủ gật... nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu
có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.
Trên đây là một số đức tính quý báu từ người Nhật mà chúng ta có thể
học hỏi từ những nếp sống, văn phong, cách suy nghĩ… để đất nước chúng
ta một ngày nào đó không xa đạt được sự hùng mạnh như Nhật Bản.
Báo Xây Dựng