Người Nhật có lẽ không cần quá cố gắng để giữ cho
bản sắc văn hóa - trong đó có tôn giáo Shinto - khỏi bị mai một giữa các
tác động tới từ thế giới bên ngoài và cái cách mà Nhật Bản luôn làm thế
giới bất ngờ về chính mình thì có viết đầy dăm trang giấy washi cũng
chẳng hết.
Nhật Bản, Nippon hay bất cứ cái tên nào mà thế giới dành tặng cho đảo quốc nhỏ bé này đều mang ý nghĩa là "Xứ sở mặt trời mọc"; và cái cách mà Nhật Bản luôn làm thế giới bất ngờ về chính mình thì có viết đầy dăm trang giấy washi cũng chẳng hết.
Nhật Bản, Nippon hay bất cứ cái tên nào mà thế giới dành tặng cho đảo quốc nhỏ bé này đều mang ý nghĩa là "Xứ sở mặt trời mọc"; và cái cách mà Nhật Bản luôn làm thế giới bất ngờ về chính mình thì có viết đầy dăm trang giấy washi cũng chẳng hết.

Một điều đáng nói, xuyên suốt bộ truyện "Young Samurai" của Chris, Nhật Bản thường xuyên được đề cập là một quốc gia tồn tại cùng lúc 2 tôn giáo; và không giống như những đất nước khác, người dân ở đảo quốc này có những cách rất riêng để dung hòa cùng lúc Phật giáo cùng Thần đạo - đức tin cổ xưa của người Nhật Bản.

Giống như cái cách mà Chúa tạo ra vạn vật trong 7 ngày hay các vị thần Protogenoi tạo nên thế giới trong văn hóa Hy Lạp, người Nhật tôn thờ Ame-no-Minakanushi như ông tổ của các vị thần. Ame-no-Minakanushi (Thiên Ngự Trung Chủ) tuy được coi là một trong ba vị thần đầu tiên tạo nên vạn vật (Zōka Sanshin), thế nhưng bản thân ngài lại là vị thần đầu tiên được khởi sinh trên Cao Thiên Nguyên (Takama-ga-hara, chính là cõi trời cao quý trong văn hóa Nhật Bản cổ xưa). Minakanushi cổ xưa tới mức chính người Nhật cũng không biết quá nhiều về ông, họ thường gộp chung hình tượng của vị độc thần này với Diệu Kiến Bồ Tát sau phong trào Shinbutsu bunri - Thần Phật phân li thời Minh Trị; ông cũng không được thờ phụng ở các phường xã mà chỉ tồn tại ở các thư tịch cổ, thông qua những bản ghi chép rời rạc.
Những vị thần tối cao tiếp theo của người Nhật thì quen mặt hơn, do đã được hình tượng hóa trong nhiều văn hóa phẩm nổi tiếng như bộ truyện tranh Naruto, Noragami hay trò chơi điện tử nổi tiếng Ōkami. Sự ảnh hưởng sâu rộng của làn sóng văn hóa Nhật Bản khiến nhiều người trên thế giới dù không am hiểu Thần đạo cũng từng nghe tới sự tích về Izanagi khuấy nước tạo ra 8 hòn đảo lớn - nguyên dạng của Nhật Bản ngày nay; hay sự tích về Izanami và vụ lạm sát 1000 người mỗi ngày để rồi trở thành chủ nhân của Hoàng tuyền (Yomi).



Ấy thế mà vào buổi ban đầu, người Nhật thậm chí còn chẳng bận tâm tới việc đặt cho tôn giáo khởi nguyên của mình một cái tên. Mãi cho tới khi Phật giáo du nhập vào đảo quốc này, cái tên Shinto mới ra đời. Định danh cho một thứ đã hiển nhiên tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của mình để làm gì, khi mà mình đã quá quen thuộc với nó; và chỉ cho tới khi Đạo Phật (con đường của Phật) trở thành đức tin thứ hai ở Nhật, người dân xứ sở Anh Đào mới tạo ra cái tên Thần đạo (con đường của Thần).



"Tam chủng thần khí" trong truyền thuyết của người Nhật, bao gồm một chiếc gương, một mảnh ngọc và một cây gươm bình thiên hạ.
Cái cách đề người trẻ Nhật Bản cũng như toàn thế giới biết đến tôn giáo, những vị thần xa xưa hay các điển tích cổ đại của Shinto cũng hoàn toàn khác lạ. Nếu bảo bất cứ ai trong số chúng ta bỏ ra một buổi chiều ngồi đọc về các giáo lý, ghi nhớ từng vị thần Đạo giáo, từng đức Phật tòa sen một, đó hẳn sẽ là một cực hình đối với những thanh niên quen với nhịp sống thành thị hay có sẵn hằng hà sa số các thú vui giải trí khác. Thế nhưng, giống như cái cách chúng ta biết về Đấu Chiến Thắng Phật dưới cái tên Tôn Ngộ Không từ bộ phim Tây Du Ký huyền thoại, nhiều người trẻ trên toàn thế giới biết về Thần Mặt trời, Mặt trăng và Biển khơi - giông bão Nhật Bản qua bộ truyện tranh Naruto.

Manga và anime do các tác giả Nhật Bản sáng tạo nên có một phần rất lớn
dựa trên những nguyên liệu dân gian, trong đó có thể điểm qua Noragami -
một bộ truyện tranh xuất sắc lấy đề tài về những vị thần trên Cao thiên
nguyên Takama-ga-hara. Trong Noragami, những điển tích Thần đạo, những
phong tục tập quán như đi lễ đầu năm cầu may, những lời cầu nguyện hay
tục lập đền thờ đều được hình tượng hóa một cách gần gũi và dễ hiểu.
Không có những bài học triết lý nặng nề, không có những trường đoạn kinh
kệ dài dòng văn tự (Shinto giáo vốn cũng không lưu trữ kinh thư), thế
nhưng Noragami và hằng sa số những tác phẩm chuyển thể lấy đề tài Thần
đạo khác vẫn được nhiều người đón nhận. Với người Nhật mà nói, phát
triển và quảng bá cũng chính là cách thức gìn giữ tôn giáo và văn hóa
hiệu quả nhất.

Một chuyện vui nữa đủ để thấy người Nhật không hề ngần ngại phát triển
tôn giáo đặc sắc của mình ngay ở giữa thời hiện đại. Vào năm 2015, cô
mèo Tama - linh vật nổi tiếng đảm nhiệm chức vụ trưởng ga tàu Kishi -
qua đời, hưởng thọ 16 năm tuổi người và hơn 80 năm tuổi mèo. Chú mèo đã
khiến người Nhật Bản tiếc thương, đồng thời cử hành một tang lễ trọng
thể cho Tama trước khi phân bổ chức vụ trưởng tàu cho một chú mèo mới
tên Nitama (Tama đời hai). Tama sau đó, bất ngờ thay, đã được... bình
chọn trở thành vị thần mới bảo trợ cho ngành đường sắt và những chuyến
đi an toàn bằng xe lửa. Sự việc nghe thì có vẻ đáng yêu, thế nhưng đã
biến mèo Tama trở thành một vị thần mới, quyền lực đủ để có sổ hộ khẩu
trên Cao Thiên Nguyên linh thiêng của Thần đạo Nhật Bản. Người Nhật
không chỉ quảng bá văn hóa và tôn giáo của họ ra thế giới bên ngoài, họ
cũng tự "nâng cấp" nó từ trong lòng mỗi người dân, khiến cho Thần đạo ăn
sâu vào từng khía cạnh của đời sống theo cái cách đáng yêu như thế đấy!

Chú mèo trưởng ga Tama đã trở thành một vị thần sau khi qua đời nhờ có tình yêu thương và tinh thần Shinto của người Nhật Bản.
Cái cách mà Thần đạo - bên cạnh những nét đẹp văn hóa
khác của Nhật Bản - xứng đáng trở thành ví dụ về việc "hòa nhập mà không
hòa tan" mà đất nước nào cũng có thể soi vào để học tập theo. Mùa hè
năm nay lại đến rồi, những tour du lịch đến thăm cố đô Kyoto, cho hươu
sao Nara ăn và thăm đền thờ Toji, Todai hay Senso sẽ lại rộng cửa. Sẽ
lại có hàng triệu lượt khách du lịch đổ tới Nhật Bản đến thăm quan, để
rồi tiếp tục trầm trồ với những nét văn hóa xưa cũ được giữ gìn trọn vẹn
trong từng khoảnh khắc sống đời thường, bình dị nhất của mảnh đất văn
hiến này.

Những cánh cổng đền tuyệt đẹp mà người Nhật gọi là Torii.


Những vu nữ Nhật Bản trong trang phục kimono đỏ-trắng truyền thống của đền thờ.

Kiyomizu-dera ("Đền nước tinh khiết") là nơi các tín đồ tin rằng "Nữ thần của lòng thương xót" cư trú.



Phong cảnh nên thơ tại một số đền thờ Nhật Bản
Xem thêm: >> 14 bài học của người Nhật có thể thay đổi cuộc đời bạn
http://kenh14.vn/nhat-ban-manh-dat-cua-nhung-vi-than-20180619011852897.chn