Người Nhật chinh phục thế giới bằng những sản phẩm chất lượng hoàn hảo, làm rung động trái tim của khách hàng bằng những dịch vụ trên cả mong đợi, liên tục làm thị trường ngạc nhiên bởi những sản phẩm ngày càng tốt, ngày càng hiện đại,…cùng khám phá những bí mật của xứ sở mặt trời mọc. 

KAIZEN

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các sản phẩm của Nhật tốt thế mà sản phẩm thế hệ sau luôn luôn tốt hơn thế hệ trước ? Đó chính là vì người Nhật áp dụng một nguyên tắc mà họ gọi là KAIZEN. Hãy làm việc để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Tại một nhà máy Toyota ở Mỹ người ta ghi nhận tới 75 000 sáng kiến cải tiến mỗi năm. Đây chính là một trong những bí quyết giúp nhà sản xuất ô tô Nhật Bản không những mở được cánh cửa vào thị trường mà còn cạnh tranh thành công với các nhà sản xuất kì cựu trên đất nước khai sinh ra ô tô. Người Nhật vốn có truyền thống đam mê sự hoàn hảo.

Khi học hoặc làm một điều gì, họ cho rằng sản phẩm chính là thể diện của mình nên hiếm khi bạn thấy một sản phẩm lỗi được xuất xưởng. Chính vì thế, hàng Nhật xuất hiện ở đâu, ở đấy có chất lượng. Ví dụ trong ngành mỹ phẩm, nơi các nhãn hàng Âu Mỹ từng độc chiếm sàn diễn trước những năm 70, các nhãn hàng Nhật đã tạo ra một thế cân bằng tiêu biểu cho những “người chơi” đến sau. Ví dụ như mỹ phẩm Menard Nhật Bản. Thương hiệu này có hẳn một viện nghiên cứu riêng với hàng trăm nhà nghiên cứu, hợp tác với các bệnh viện lớn, tham gia các hội thảo khoa học toàn cầu về nghiên cứu làn da phụ nữ. Quy trình sản xuất mỹ phẩm ở Menard là một quy trình vô cùng phức tạp, hiện đại, được kiểm soát chặt chẽ từ việc đầu tư nghiên cứu chuyên sâu đến quy trình giám sát sản xuất để - Như lời một kỹ sư ở nhà máy Menard tại Inazawa, Nhật Bản - “không có một sản phẩm lỗi nào được xuất xưởng vì không thể làm một người phụ nữ thất vọng với thương hiệu ngay cả khi họ mua một sản phẩm có giá thấp nhất”. Dường như với người Nhật, chất lượng là một vòng xoáy đi lên mãi.

Xem thêm: >> KAIZEN – SỰ CẢI TIẾN LIÊN TỤC CỦA NGƯỜI NHẬT
 
 Kaizen – cải tiến liên tục để thành công (Ảnh: Heflo)

MAGOKORO

Magokoro nghĩa là sự chân thành xuất phát từ trong tim (Ảnh: SOC)

Lòng hiếu khách của người Nhật điều dễ nhận thấy và để lại ấn tượng ở mỗi người đến đất nước này. Người ta dễ dàng bắt gặp những hàng dài cán bộ nhân viên của một doanh nghiệp Nhật cúi chào khách hàng khi chia tay cho đến khi khách đi khuất. Một lời phàn nàn của khách hàng ở khách sạn có thể khởi động cả một quy trình phức tạp và liên đới hàng chục người để không bao giờ điều ấy lặp lại. Họ làm việc với khẩu hiệu Magokoro. Magokoro được giải nghĩa : “Ma (真)” là sự chân thực, “Gokoro (心)” là trái tim, Magokoro nghĩa là sự chân thành, sự chân thực xuất phát từ trong tim, là tập trung làm thỏa mãn mong muốn và nguyện vọng của các khách hàng, là xây dựng mối quan hệ tin tưởng lâu dài với khách hàng. Và để có thể áp dụng tinh thần Magokoro vào thực tế thì cần phải hiểu và biết khách hàng cần và muốn gì. Quan sát thật gần để hiểu khách hàng và làm khách hàng hài lòng hơn. Giữ khoảng cách đủ “xa” để bảo vệ sự tôn trọng, chăm chút như những ngày đầu, tránh sa vào những cách hành xử suồng sã, quá thân mật.

ZEN

 Tinh thần Zen mang đến cuộc sống cân bằng, hạnh phúc. Ảnh: Menard Việt Nam

Du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ 12, tinh thần ZEN đã nhanh chóng bắt rễ trong mọi mặt đời sống của người Nhật. ZEN không chỉ có nghĩa là tĩnh tại, ngồi thiền mà còn có nghĩa làm mọi việc 1 cách tự nhiên, cân bằng. Sống ZEN là ung dung sống, làm những động tác của cuộc sống hàng ngày với một cách tự nhiên. Sống Zen cũng đồng nghĩa với sống chậm lại, biến các thử thách trong cuộc sống trở thành đơn giản. Ví dụ như người pha trà đạo làm mọi động tác thuần thục và tự nhiên, không gò bó, khiên cưỡng và đạt đến mức nghệ thuật, đó là một hình thức Zen. Người cắm hoa, làm bánh, trang trí nhà cửa cũng như vậy : hướng tới sự nhẹ nhàng, thuận tự nhiên và cân bằng. Thời gian rảnh, người Nhật còn dành thời gian tập luyện thể thao rất nhiều, thậm chí là hàng sáng tại cơ quan, tập võ. Khi được hỏi về việc trà đạo là như thế nào? Trà sư Sen no Rikyû đã nói: “hãy đun nước, pha trà và uống trà”. Suy nghĩ Zen chính là ở chỗ làm mọi việc thật đơn giản, đúng với bản chất của nó.

Nhiều người sợ thời gian sẽ xoá đi những nét đẹp của mình. Nhưng nếu chọn sống “hoà bình” với thời gian thì cùng với thời gian, bạn sẽ không già đi mà đã sống thêm được nhiều khoảng khắc hạnh phúc. Lập kế hoạch để không phải tốn thời gian, công sức để giải quyết các tình huống bất ngờ: đó chính là cách người Nhật luôn có sự chủ động trong cuộc sống và công việc. Được như vậy cuộc sống của bạn sẽ cân bằng và bạn sẽ tận hưởng được từng giây phút cuộc sống.

http://dantri.com.vn/van-hoa/nguoi-nhat-da-chinh-phuc-the-gioi-voi-3-tu-nay-201806290738399.htm
 
Top